ytt-1700190377.jpg
Đền Quả Sơn (xã Bồi Sơn, Đô Lương). Ảnh: Nguyễn Diệu

Phó Thủ tướng giao UBND tỉnh Nghệ An có trách nhiệm công bố và khen thưởng theo quy định; chỉ đạo UBND huyện Đô Lương tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng các tiêu chí, chú trọng tiêu chí về sản xuất và môi trường để bảo đảm tính bền vững trong xây dựng nông thôn mới.

Huyện Đô Lương có 32/32 xã được công nhận đạt chuẩn nông thôn mới, đạt tỷ lệ 100%. Có 5 xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao, đạt 15,625%. Thị trấn Đô Lương đạt chuẩn đô thị văn minh. 100% dự án đầu tư xây dựng cơ bản của Chương trình đều được thực hiện theo đúng quy trình, thủ tục của Luật Đầu tư công. Đặc biệt, huyện Đô Lương không có nợ đọng xây dựng cơ bản trong thực hiện xây dựng nông thôn mới.

g-1700190401.jpg
Bánh đa - Sản phẩm OCOP xứ Lường

Với sự vào cuộc quyết liệt của cả hệ thống chính trị từ huyện đến cơ sở nên tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân 10 năm luôn duy trì ở mức khá cao, cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; thu ngân sách hàng năm đạt trên 300 tỷ đồng, năm 2022 đạt gần 490 tỷ đồng. Huyện có hơn 15.000 lao động đang làm việc ở nước ngoài, hàng năm gửi về trên 200 triệu USD; thu nhập bình quân đầu người tăng từ 23,2 triệu đồng năm 2010 đến năm 2022 đạt 65,76 triệu đồng, trong đó khu vực nông thôn đạt 57,83 triệu đồng/người/năm....

Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội ở Đô Lương đã được quan tâm, đầu tư nâng cấp, đáp ứng tốt hơn nhu cầu phát triển. Đến hết năm 2022, huyện có 3 tuyến đường quốc lộ, 6 tuyến tỉnh lộ với chiều dài 180 km đi qua địa bàn; đầu tư làm mới được trên 1.050 km đường nhựa, bê tông; 100% xã có đường ô tô đến trung tâm xã thuận lợi; hệ thống giao thông, thủy lợi nội đồng được đầu tư nâng cấp.

op-1700190471.jpg
Làng miến gạo xã Tràng Sơn. Ảnh: Nguyễn Diệu

Y tế, giáo dục có bước phát triển toàn diện. Công tác thu hút đầu tư được đổi mới từ khâu tổ chức gặp gỡ, mời gọi, xúc tiến đầu tư, đẩy mạnh quảng bá hình ảnh, tiềm năng, cơ hội đầu tư của huyện. Số lượng và quy mô các dự án đầu tư ngày càng tăng...