Mới đây, Ủy ban Y tế và Sức khỏe Thâm Quyến, Quảng Đông, Trung Quốc đã chia sẻ về một trường hợp, gây xôn xao dư luận. 

Một đứa trẻ 2 tuổi đến Bệnh viện Nhi đồng Thâm Quyến với vết bỏng nặng trên lưng, có thể nhìn thấy những vùng sẹo lớn. Sau khi kiểm tra, bác sĩ phát hiện chức năng thận của bé có dấu hiệu bất thường nghiêm trọng, có lẽ là suy thận cấp tính do nhiễm trùng vết thương.

op-1686038487.jpg
Con bị bỏng nặng, bố mẹ sợ tốn tiền không chịu chữa. (Ảnh minh hoạ.)

Lúc này, cha mẹ cháu bé mới tiết lộ, cháu đã bị bỏng được 9 ngày. Lúc đầu đi khám thầy lang, sau đó về nhà tự chữa bằng bài thuốc dân gian, xay lúa mạch thành nước rồi bôi cùng dầu trà lên người. Bác sĩ nghe được liền sửng sốt, 9 ngày sau khi bị bỏng, đứa trẻ mới được đưa vào bệnh viện, trước đó cha mẹ cũng xử lý không đúng cách, thật sự làm chậm quá trình chữa trị của đứa trẻ.

Sau khi chẩn đoán, cháu bị bỏng độ 3 tương đối nặng, không thể tự phục hồi nhờ khả năng tự lành như các vết bỏng rộp nên phải phẫu thuật.

Bỏng độ ba còn được gọi là bỏng vảy. Bỏng toàn bộ da dày có thể ăn sâu vào cơ, xương, nội tạng… Bề mặt vết thương có màu trắng như sáp hoặc vàng cháy, thậm chí bị cháy thành than, có khi còn bị bỏng đến tận xương. Vì da và các phần phụ của nó bị phá hủy hoàn toàn, vảy bong ra sau 3 đến 4 tuần để tạo thành vết thương có hạt. Việc sửa chữa vết thương phụ thuộc vào ghép da. Các vết thương nhỏ hơn cũng có thể được sửa chữa bằng sự phát triển của biểu mô da khỏe mạnh ở rìa vết thương. Sẹo sẽ hình thành sau khi lành, thường gây dị dạng.

Vì vậy, để cải thiện khả năng phục hồi thể chất của đứa trẻ, bác sĩ đã đề xuất phương án phẫu thuật ghép da, tổng chi phí điều trị khoảng 25.000 nhân dân tệ (khoảng 82 triệu đồng). Không ngờ sau khi nghe mẹ đứa bé gọi điện báo cáo, người bố liền nói: "Đừng nghe bác sĩ, chuyện này không nghiêm trọng lắm đâu. Cô có nghĩ rằng điều đó là cần thiết không?".

Thấy vậy, bác sĩ đã trao đổi, thuyết phục lại và cho mẹ cháu bé xem ảnh những vết sẹo, phồng da của các cháu khác do bỏng mà không được ghép da.

Người mẹ lần thứ hai nói chuyện với cha của đứa trẻ, không ngờ lại bị nói: "Không cần làm đâu, chỉ cần đúng giờ thay thuốc là được. Chuyện của mình phải tự quyết định, không thể lúc nào cũng để bác sĩ nói sao làm vậy". 

Bác sĩ không muốn từ bỏ nên quyết định đích thân gọi điện thuyết phục người bố, song chỉ lời từ chối thêm một lần nữa. Lần này, người bố khẳng định không muốn chữa trị cho con vì quá tốn tiền. Còn nói bằng lời không muốn chịu thêm chi phí do tác dụng phụ gây mê, rủi ro trong quy trình phẫu thuật và rủi ro nhiễm trùng mảnh ghép da. Khi bác sĩ đi kiểm tra phòng thêm lần nữa thì bố mẹ cháu bé đã lặng lẽ cho cháu xuất viện. 

Sau khi thông tin về sự việc được đăng tải, lập tức thu hút sự chú ý của dư luận. Đa số mọi người đều chỉ trích hành vi của cặp đôi này, họ cho rằng cặp đôi quá nhẫn tâm, không xứng đáng với vai trò làm bố làm mẹ.

"Đây có thể coi là lạm dụng trẻ em không? Chậm trễ điều trị, từ chối điều trị dù nguy hiểm tính mạng?", "Quá tàn nhẫn, không xứng làm cha mẹ", "Nếu bạn không muốn nghe theo bác sĩ, tại sao lại đưa con đến bệnh viện?", "Đây có phải bố ruột không? Tôi muốn đổ một nồi nước sôi lên đầu anh ta, muốn anh đến bệnh viện và nói với anh ta rằng bỏng không nặng đâu, không cần điều trị"..., cư dân mạng bình luận. 

Theo Tùy Ý - vtc.vn