1-1660312034.jpeg
Bà Nguyễn Thị Hoa (xóm 6A, xã Tiến Thành), chia sẻ: “Gia đình tôi trồng cây nhân trần gần 30 năm, trước đây trồng ở trại, sau đó chuyển ra trồng ở cánh đồng gần nhà. Ưu điểm cây nhân trần chi phí đầu tư ban đầu thấp, hạt giống không phải mua (lấy hạt từ cây đã thu hoạch, phơi khô, gói cẩn thận, để làm giống cho vụ sau). Cây nhân trần, năng suất gấp 2, 3 lần so với trồng lúa, giá cao dễ tiêu thụ. Tuy nhiên, bà con nông dân bỏ nhiều công sức chăm sóc hơn so với cây trồng khác". Ảnh: PV
2-1660312051.jpeg
Vào dịp 15/7 (Âm lịch), cánh đồng nằm dưới triền núi (thuộc xã Tiến Thành, Yên Thành, Nghệ An) phủ bạt ngàn màu tím của hoa nhân trần nở rộ. Khiến ai đi qua đều vô cùng thích thú. Màu sắc bắt mắt, ấn tượng khiến nhiều người đã liên tưởng tới cánh đồng hoa ở Châu Âu… Ảnh: PV
3-1660312077.jpeg
Thời điểm gieo hạt đến thu hoạch trong chỉ vòng 3 tháng, quan trọng nhất là khâu tạo giống, đòi hỏi người dân phải có bí quyết riêng. Làm sao ủ cho hạt nảy mầm đều, cho đến việc chăm sóc, thu hoạch, đem ra thị trường là cả quá trình lao động sáng tạo của bà con nông dân.
4-1660312095.jpeg
Theo các y thư cổ và nghiên cứu y học hiện đại. Hoa nhân trần dùng nấu nước để uống, có tác dụng làm tăng bài tiết, bài xuất dịch mật, bảo vệ tế bào gan, ngăn ngừa tình trạng gan nhiễm mỡ, làm hạ huyết áp, thúc đẩy tuần hoàn, giải nhiệt và tăng sức đề kháng cho cơ thể con người. Ảnh: PV
5-1660312107.jpeg
Cây nhân trần, loại cây thuốc nam thường mọc ở các triền đồi, gò đất cao… người dân thường cắt bán cho các nhà thuốc đông y kiếm thu nhập. Sau đó, người dân nhận thấy, cây nhân trần có giá trị kinh tế, dễ trồng, dễ tiêu thụ, từ đó người dân đem về nhân giống, trồng ở vườn nhà, ruộng của mình, diện tích tích trồng cây nhân trần ngày càng mở rộng. Ảnh: PV
6-1660312118.jpeg
Sau 15 ngày cánh đồng hoa nhân trần lại héo dần, khô, cũng là thời điểm bà con nông dân bắt đầu thu hoạch đại trà. Đầu làng, ngõ xóm, tiếng cắt, chặt, bằm… cây nhân trần hòa chung tiếng cười nói của bà con nông rộn ràng của một vùng quê. Ảnh: PV
7-1660312138.jpeg
Cánh đồng hoa nhân trần dài tít tắt, Mùi thơm thoang thoảng, ngọt dịu của hoa nhân trần tỏa ra đã làm vơi đi sự vất vả, mệt nhọc của người dân. Hoa của cây thảo dược đang góp phần xóa đói, giảm nghèo của bà con miền núi nơi đây.Ảnh: PV
8-1660312158.jpeg
Cây nhân trần, loại cây thuốc nam thường mọc ở các triền đồi, gò đất cao… người dân thường cắt bán cho các nhà thuốc đông y kiếm thu nhập. Sau đó, người dân nhận thấy, cây nhân trần có giá trị kinh tế, dễ trồng, dễ tiêu thụ, từ đó người dân đem về nhân giống, trồng ở vườn nhà, ruộng của mình, diện tích tích trồng cây nhân trần ngày càng mở rộng. Ảnh: PV
9-1660312179.jpeg
Ông Phan Văn Vũ - Chủ tịch UBND xã Tiến Thành, cho biết: “Cây nhân trần được bà con trồng lâu năm, được xem là cây trồng chủ lực của địa phương trong thời điểm nắng hạn hàng năm. Hiện trên địa bàn xã Tiến Thành có hơn 5ha diện tích trồng cây nhân trần, cho năng suất 200kg/sào, với giá bán 60.000 – 70.000đồng/kg giúp bà con xóa đói giảm nghèo, góp phần xây dựng nông thôn mới. Xét về hiệu quả kinh tế, nhân trần mang lại hiệu quả cao gấp nhiều lần lúa", chia sẻ với PV Dân Việt. Ảnh: PV
"Hiện nay, sản phẩm trà túi lọc nhân trần của địa phương đã được chứng nhận VietCAP, sắp tới sẽ thi sản phẩm OCOP nhằm xây dựng thương hiệu giúp nông dân có đầu ra ổn định, nguồn thu nhập tốt hơn. Chính quyền địa phương đang hỗ trợ 100.000đồng/sào nhằm khuyến khích bà con nông dân mở rộng quy mô trồng nhân trần"- ông Phan Văn Vũ - Chủ tịch UBND xã Tiến Thành, huyện Yên Thành (tỉnh Nghệ An) cho biết thêm./.