thu-truong-bo-y-te-1659545182478225730995-8-0-408-640-crop-1659546619122420497123202208040812094982150-1659584967.jpg
Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương

Tại phiên họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 7/2022, lãnh đạo Bộ Y tế cho biết, hiện này chưa ghi nhận ca mắc bệnh đậu mùa khỉ tại Việt Nam; tuy nhiên nguy cơ bệnh này xâm nhập vào nước ta là hoàn toàn có thể.

Trả lời báo giới về bệnh đậu mùa khỉ, Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Liên Hương cho biết, nước ta hiện chưa ghi nhận ca mắc bện đậu mùa khỉ, nhưng hoàn toàn có thể xâm nhập bệnh này vào nước ta từ các quốc gia lân cận đã xuất hiện hệnh này, như Thái Lan, Singapore, Hàn Quốc, Nhật Bản…

Để chủ động phòng chống bệnh đậu mùa khỉ ở Việt Nam, từ tháng 5/2022, Bộ Y tế đã chủ động chỉ đạo các địa phương xây dựng kế hoạch, triển khai các biện pháp phòng chống. Ngay sau khi Tổ chức Y tế Thế giới công bố tình trạng khẩn cấp, ngày 24/7, Bộ Y tế đã tổ chức cuộc họp khẩn với các bên liên quan, đưa ra các biện pháp phòng chống.

Thứ nhất, chỉ đạo thông suốt, quyết liệt, huy động các cấp, các ngành, đoàn thể tham gia, tăng cường cưỡng chế phối hợp chuyên ngành giữa Bộ Y tế và các bộ ngành liên quan để tăng cường sẵn sàng ứng phó với dịch bệnh.

Thứ 2, theo dõi chặt chẽ, cập nhật thông tin, diễn biến dịch bệnh theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế Thế giới. Thực hiện quyết liệt các biện pháp giám sát phòng chống dịch ngay tại cửa khẩu, tại cộng đồng và tại các cơ sơ y tế. Xử lý kịp thời ổ dịch, điều trị người mắc bệnh, hạn chế thấp nhất tử vong, ưu tiên bảo vệ lực lượng y tế, đối tượng có nguy cơ cao, đối tượng dễ bị tổn thương; sẵn sàng thuốc, trang thiết bị, nhân lực, chi phí để triển khai các biện pháp phòng chống, tiếp nhận và điều trị các trường hợp bệnh.

Thứ 3, xây dựng kế hoạch đáp ứng về y tế với bệnh đậu mùa khỉ tại Việt Nam. Tiếp tục hoàn thiện các hướng dẫn chuyên môn kỹ thuật; tăng cường năng lực xét nghiệm, chẩn đoán, xác định. Tập huấn cho cán bộ y tế.

Thứ 4, tuyên truyền, cung cấp thông tin đầy đủ, kịp thời bằng nhiều hình thức tới người dân, cộng đồng, đặc biệt các đối tượng có nguy cơ cao về tình hình dịch bệnh và các biện pháp đề phòng dịch bệnh; khuyến cáo người dân chủ động khai báo cơ quan y tế khi có triệu chứng nghi ngờ mắc bệnh; thiết lập đường dây nóng tiếp nhận thông tin tại địa phương để tư vấn, hỗ trợ người dân.

Thứ 5, tăng cường đôn đốc các biện pháp kiểm tra việc giám sát phát hiện xử lý ổ dịch và các biện pháp dự phòng cũng như điều trị, đảm bảo sẵn sàng các phương tiện vật tư, thuốc phù hợp cho công tác phòng chống dịch./.