Bà Nguyễn Thị Sơn - "Thái hoàng thái hậu" thét ra lửa, đứng sau đế chế Sơn Kim Group
Khi nhắc đến những nữ doanh nhân thành đạt của Việt Nam từ những năm 1980 chắc hẳn không ai không biết tới bà Nguyễn Thị Sơn. Nữ doanh nhân U70 Nguyễn Thị Sơn được mệnh danh là nữ cường nhân. Bà chính là người sáng lập nên gia tộc Sơn Kim lừng lẫy.
Bà Nguyễn Thị Sơn xuất thân trong một gia đình có truyền thống về may mặc. Trong một bài phỏng vấn, bà Sơn chia sẻ: “Là một gia tộc có truyền thống kinh doanh ngành vải sợi, bố mẹ tôi là người Bắc Ninh, sống ở Hà Nội, di cư vào miền Nam năm 1954. Khi ở Hà Nội, mẹ tôi có một tiệm bán vải lụa. Sau đó, gia đình tôi có 2 năm sống ở Huế. Vào Sài Gòn năm 1956, mẹ tôi quyết định mở cơ sở may quần áo thương hiệu Đại Thành, bán sỉ ở các chợ Thủ Đức, Tam Hiệp, Ông Tạ, Trương Minh Giảng, Gò Vấp, Chợ Lớn, Bến Thành và các tỉnh miền Trung…".
Nhờ những kinh nghiệm tích luỹ, bà Sơn đã từng là nhà quản lý doanh nghiệp may mặc quốc doanh Legamex, Hiệu trưởng trường Cán bộ quản lý doanh nghiệp, viện trưởng Viện Khoa học pháp lý và kinh doanh quốc tế và nhiều chức danh khác, nên Sơn Kim Group (tên cũ là Đại Thành) có thế mạnh rất lớn trong ngành dệt may, thời trang cao cấp và nắm trong tay nhiều dự án bất động sản nghìn tỷ ở vị trí đắc địa.
Mất chồng từ rất sớm, 1 nách nuôi 5 người con, nhưng bà không chỉ nuôi dạy con khôn lớn thành người mà còn hỗ trợ chúng rất tích cực từ kinh nghiệm, tri thức cho đến tài chính; để cả 5 người đã và đang trở thành những doanh nhân hàng đầu tại TP.HCM.
Được biết, nhà sáng lập Sơn Kim Group là mẹ của 5 doanh nhân đang điều hành các công ty ở nhiều lĩnh vực khác nhau, gồm bất động sản (Sơn Kim Land), kinh doanh thương mại, dịch vụ, ăn uống, nhà hàng (Sơn Kim Retail), dược phẩm (Nanogen-Bio), thiết kế nội thất (Duy Quân), trà - cà phê (Golden Moutain), sản xuất hàng thời trang (VERA), bán hàng online, kênh truyền hình (GS.SHOP).
Dù đã ở độ tuổi thất thập cổ lai hy và không nắm giữ bất cứ chức vụ cụ thể gì tại Sơn Kim nhưng bà Nguyễn Thị Sơn vẫn được coi là người phụ nữ quyền lực nhất gia tộc. Thậm chí, nhiều người còn ví bà như "lão phật gia" hay "thái thượng hoàng" của Sơn Kim.
Bà Hồng Trang cho rằng mẹ mình "là người phụ nữ có quyền lực ngầm, chẳng qua bà quá bận nên không có nhiều thời gian cho con.
Thay vào đó, mẹ tôi có óc quan sát, nhìn bao quát công việc làm ăn của con nên mẹ dễ dàng phát hiện ngay những chỗ nào chưa hợp lí để góp ý".
Năm 1998, bà Nguyễn Thị Sơn chuyển sang công tác tại Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) và được bổ nhiệm làm Hiệu trưởng Trường Cán bộ Quản lí Doanh nghiệp (CBAM) thuộc VCCI. Sau khi tham gia Ban chấp hành Hội Luật gia Việt Nam (VLA), bà Sơn được bổ nhiệm làm Viện trưởng Viện Khoa học Pháp lí và Kinh doanh quốc tế vào năm 2006.
Năm 60 tuổi, bà Sơn thành lập CTCP Đầu tư phát triển giáo dục Đông Nam Á và Trường THCS, THPT Duy Tân. Bước sang tuổi thập thất, bà dần chuyển giao công việc quản lý giáo dục cho cháu nội Nguyễn Hoàng Việt.
Ngoài công việc, bà Sơn còn có đam mê với Facebook. Gần đây, bà cũng đã có chia sẻ cảm nghĩ khi bước sang tuổi 73, hồi tưởng lại một đời kinh doanh của mình.
"Bà lão là người chịu khó đọc sách, chịu khó học hỏi, chịu khó nghiên cứu trong từng lĩnh vực có liên quan đến sự nghiệp. Từ đó viết lại những kiến thức mà mình học được dưới dạng truyền thụ kinh nghiệm cho người khác nên các kiến thức được nhớ lâu", nữ doanh nhân Nguyễn Thị Sơn chia sẻ.
Nữ doanh nhân kín tiếng Nguyễn Thị Quỳnh Nga - người đặt nền móng cho đế chế ẩm thực thượng lưu của gia tộc Lý Quí
Gia tộc Lý Quí nổi tiếng là một tập đoàn ẩm thực, buôn bán nội thất gia đình, không ai có thể vượt qua được họ về số lượng cơ ngơi tại Việt Nam. Gia tộc này sáng lập rất nhiều chuỗi nhà hàng, quán cà phê từ thời kì ẩm thực phương Tây mới du nhập vào nước ta như Ciao, Terrace, Ibox, Goody, Paris Deli, Fly Cupcake Garden, Maxim's Nam An, An, An Viên, Thanh Niên, Gloria Jean's... Bên cạnh đó là công việc buôn bán nội thất gia đình đã góp phần làm nên số tài sản 'kếch xù' cùng vô kể các cơ ngơi lớn.
Nếu như Lý Quí Khánh nổi tiếng về nghệ thuật thì nhà Lý Quí lại được biết đến thông qua các chuỗi nhà hàng, quán cà phê từ thời kì ẩm thực phương Tây mới du nhập vào nước ta.
Dù đến đời doanh nhân Lý Quí Trung (thuộc thế hệ thứ 2), cơ ngơi của nhà Lý Quí mới thực sự bành trướng. Nhưng ít ai biết rằng, người đặt nền móng cho gia tộc Lý Quí lại là nhà báo Chánh Trinh và bà Nguyễn Thị Quỳnh Nga.
Bà Quỳnh Nga là một doanh nhân kỳ cựu và là chủ của nhà hàng Thanh Niên (một nhà hàng cơm Việt Nam lâu đời nhất Sài Gòn) tồn tại ngay trung tâm Quận 1 từ năm 1989. Suốt 33 năm qua, nơi đây vẫn luôn luôn là lựa chọn hàng đầu cho những bữa cơm gia đình của nhiều thế hệ người Sài Gò
Theo nhiều nguồn tin, gia tộc Lý Quí sở hữu rất nhiều khối bất động sản sang trọng, đắt đỏ ở trung tâm thành phố, mỗi thành viên trong gia đình đều sống ở những căn penthouses, biệt thự bề thế.
Căn nhà bà nội Lý Quí Khánh thường xuyên ở được cho rằng là một biệt phủ siêu rộng ở Bình Dương và vô cùng kín đáo. Nó rộng đến mức muốn đi từ cổng vào đến cửa nhà phải chạy xe vài cây số. Bên trong là một quần thể nghỉ dưỡng với vườn, vài bể bơi tiêu chuẩn. Đây là nơi mà bạn bè, đối tác giới thượng lưu của gia tộc này hay lui tới để giao lưu.
Nữ đại gia Trương Mỹ Lan - người lãnh đạo Gia tộc BĐS Hoa Kiều Vạn Thịnh Phát với khối tài sản khổng lồ
Sau 15 năm tham gia thị trường bất động sản, Trương Mỹ Lan, chủ tịch HĐQT Công ty Vạn Thịnh Phát, đã gây dựng nên khối tài sản khổng lồ với hàng loạt dự án bất động sản có vị trí đắc địa tại TP.HCM.
Bà Trương Mỹ Lan (còn có tên gọi khác là Trương Muội) sinh năm 1956, là nữ doanh nhân người Việt gốc Hoa giàu có ở Việt Nam. Hiện bà Lan là Chủ tịch HĐQT Công ty Vạn Thịnh Phát, doanh nghiệp đang sở hữu nhiều khu đất vàng tại TP.HCM. Chồng bà là Eric Chu Nap Kee, một doanh nhân bất động sản ở Hong Kong.
Năm 1992, bà Trương Mỹ Lan thành lập Công ty TNHH Vạn Thịnh Phát (tiền thân là Công ty tư doanh Vạn Thịnh Phát được thành lập năm 1991) hoạt động trong lĩnh vực thương mại và kinh doanh nhà hàng, khách sạn. Theo Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, hiện VTP Group có vốn điều lệ 13.000 tỉ đồng do bà Trương Mỹ Lan giữ chức Chủ tịch HĐQT, bà Trương Huệ Vân giữ chức Tổng giám đốc.
Hiện tại, Vạn Thịnh Phát với tổng số vốn khủng cao hơn cả VinGroup, đồng thời nằm dưới sự "lãnh đạo" của nữ tỷ phú gốc Hoa Trương Mỹ Lan – Chủ tịch HĐQT và bà Trương Mỹ Linh – Tổng GĐ.
Ban đầu, công ty trong lĩnh vực thương mại và kinh doanh nhà hàng – khách sạn, sau đó đã mở rộng hoạt động sang lĩnh vực kinh doanh bất động sản.
Vạn Thịnh Phát cùng các công ty con hiện sở hữu nhiều dự án bất động sản có vị trí đắc địa tại TP.HCM như Union Square, Times Square, VTP Office Building, khách sạn Duxton... Nổi bật trong đó tòa nhà Times Square cao 40 tầng có vị trí đắc địa khi sở hữu hai mặt tiền Nguyễn Huệ và Đồng Khởi.
Tập đoàn này còn sở hữu nhiều dự án khác như: Cao ốc căn hộ dịch vụ cao cấp Sherwood Residence, Khách sạn Thương mại An Đông, Khu dân cư Bonville Land, Khu dân cư cao cấp Sterling Residence và Khu căn hộ cao cấp Lambert Residence.
Bà chủ Vạn Thịnh Phát còn nhiều lần gây bất ngờ cho những đại gia trong giới bất động sản khi đứng ra thâu tóm các khu đất vàng ở TP.HCM như việc mua lại tòa tháp Vincom Centre A (Union Square sau này), Thuận Kiều Plaza, Sài Gòn Peninsula.../.