Do dịch bệnh diễn biến phức tạp nên 5-6 tháng nay hầu hết các bệnh nhân chạy thận phải ở lại Hà Nội, không thể về quê. Ai cũng mong hết dịch để được về quê thăm gia đình, dù chỉ một ngày ngắn ngủi.
Bệnh nhân xóm chạy thận chồng chất nỗi lo bệnh tật, quay quắt nỗi nhớ quê nhà
Xóm chạy thận nằm sâu trong con ngõ nhỏ số 121 Lê Thanh Nghị (phường Đồng Tâm, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội). Nơi đây hiện có 132 bệnh nhân đang chạy thận 1 tuần 3 lần ở Bệnh viện Bạch Mai và một số bệnh viện khác ở Hà Nội.
Bệnh nhân xóm chạy thận chồng chất nỗi lo bệnh tật, quay quắt nỗi nhớ quê nhà
Hầu hết người dân ở xóm này từ các tỉnh, thành phố khác như Phú Thọ, Nam Định, Bắc Giang, Bắc Ninh... về đây thuê trọ. Có những người có người nhà ở bên chăm sóc, nhưng cũng có những bệnh nhân lủi thủi một mình.
Bệnh nhân xóm chạy thận chồng chất nỗi lo bệnh tật, quay quắt nỗi nhớ quê nhà
Trong những ngày Hà Nội giãn cách xã hội, xóm chạy thận cũng trở nên u buồn. Thời gian này, hơn 100 bệnh nhân đang bám trụ ở đây cũng chỉ loanh quanh trong dãy trọ lụp xụp.
Bệnh nhân xóm chạy thận chồng chất nỗi lo bệnh tật, quay quắt nỗi nhớ quê nhà
Do dịch bệnh diễn biến phức tạp nên 5-6 tháng nay hầu hết các bệnh nhân chạy thận phải ở lại Hà Nội, không thể về quê. Nỗi nhớ người thân quay quắt, nhưng họ đành nén nhịn, đợi cho dịch bệnh qua đi.
Bệnh nhân xóm chạy thận chồng chất nỗi lo bệnh tật, quay quắt nỗi nhớ quê nhà
Bà Dương Thị Hoải (Vụ Bản, Nam Định) thỉnh thoảng lại ra hành lang ngồi nhìn vô định. Trước đây bà đi chạy thận luôn có chồng túc trực ở bên, nhưng ông vừa qua đời, một mình bà ở trên Hà Nội làm quen với mọi việc, tự đi viện, tự nấu ăn.
Bệnh nhân xóm chạy thận chồng chất nỗi lo bệnh tật, quay quắt nỗi nhớ quê nhà
Mặc dù mỗi lần về quê chỉ vỏn vẹn 1 ngày, nhưng bà Hoải luôn mong hết giãn cách, hết dịch để được về thăm nhà. “Tính từ Tết tới bây giờ, hơn nửa năm rồi tôi chưa về quê. Đợt dịch này chồng đợt dịch khác, tôi chỉ mong hết dịch để được về thăm nhà”, bà Hoải chia sẻ.
Bệnh nhân xóm chạy thận chồng chất nỗi lo bệnh tật, quay quắt nỗi nhớ quê nhà
Ông Tăng (Nam Định) cũng mong muốn được về quê. Ông bảo "nhớ nhà lắm rồi nhưng không về được".
Bệnh nhân xóm chạy thận chồng chất nỗi lo bệnh tật, quay quắt nỗi nhớ quê nhà
Ngoài chạy thận 1 tuần 3 lần, ông Tăng chỉ biết làm bạn với chiếc điện thoại để giết thời gian.
Bệnh nhân xóm chạy thận chồng chất nỗi lo bệnh tật, quay quắt nỗi nhớ quê nhà
Hơn 100 bệnh nhân chạy thận là hơn 100 hoàn cảnh khác nhau. Những bệnh nhân xa quê, ở cùng một xóm trọ từ nhiều năm nay nên họ coi nhau như anh em, như người nhà, cùng nhau chia sẻ buồn vui, cùng san sẻ với nhau chút thức ăn, cùng động viên nhau để bước qua mùa dịch…
Bệnh nhân xóm chạy thận chồng chất nỗi lo bệnh tật, quay quắt nỗi nhớ quê nhà
Bệnh nhân trong xóm chạy thận chủ yếu là lao động tự do hoặc không có việc làm, đặc biệt lại là những người mắc bệnh nền.
Bệnh nhân xóm chạy thận chồng chất nỗi lo bệnh tật, quay quắt nỗi nhớ quê nhà
Trong những ngày Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội, cuộc sống của họ thực sự khó khăn, phần lớn trông chờ vào sự quan tâm giúp đỡ của chính quyền, các nhà hảo tâm.
Bệnh nhân xóm chạy thận chồng chất nỗi lo bệnh tật, quay quắt nỗi nhớ quê nhà
Anh Mai Anh Tuấn, trưởng xóm chạy thận cho biết: “Với tất cả bệnh nhân chạy thận, sức khỏe chính là vấn đề trở ngại và khó khăn lớn nhất. Thế nhưng trong đợt giãn cách này, sự vất vả lại nhân lên khi sự hỗ trợ từ chính gia đình khó thực hiện được vì dịch. Trong những ngày này, bệnh nhân xóm chạy thận đã nhận được sự quan tâm hỗ trợ rất nhiều từ các cấp lãnh đạo địa phương, các nhà hảo tâm gửi nhu yếu phẩm tới từng người”.
Bệnh nhân xóm chạy thận chồng chất nỗi lo bệnh tật, quay quắt nỗi nhớ quê nhà
Bà Trần Thị Kim Oanh, bệnh nhân xóm chạy thận chia sẻ: "Đợt giãn cách này, tôi cũng chỉ ở đây không được về nhà thấy hơi buồn. Thế nhưng những ngày vừa qua tổ dân phố cũng rất quan tâm. Họ giúp đỡ đồ ăn, gạo, dầu ăn, nước mắm…nên cũng đỡ đi được phần nào".
Bệnh nhân xóm chạy thận chồng chất nỗi lo bệnh tật, quay quắt nỗi nhớ quê nhà
Trong thời gian giãn cách xã hội đến nay, mỗi bệnh nhân trong xóm đều nhận được quà tặng hỗ trợ bao gồm gạo và rất nhiều lương thực thực phẩm thiết yếu khác như dầu ăn, mì tôm, rau xanh, sữa…
Bệnh nhân xóm chạy thận chồng chất nỗi lo bệnh tật, quay quắt nỗi nhớ quê nhà
Với tinh thần tương thân, tương ái, sự chia sẻ của các cấp, các ngành và nhà hảo tâm vừa động viên về tinh thần, vừa góp sức về vật chất đã phần nào giúp các bệnh nhân vơi đi những nhọc nhằn do đại dịch./.