Ngân hàng TMCP Bắc Á (Bac A Bank) thành lập năm 1994 với Hội Sở chính đặt tại Nghệ An. Bac A Bank kiên trì phấn đấu để luôn là một Ngân hàng giữ tâm sáng như sao, tạo ra một thế hệ khách hàng phát triển bền vững, đầu tư vào các lĩnh vực công nghệ cao hiện đại hóa nông nghiệp nông thôn và an sinh xã hội như nông lâm ngư nghiệp, dược liệu sạch, y tế và giáo dục….. Với tư duy vượt trội, tính tiên phong, chuyên nghiệp, cải tiến không ngừng, vì hạnh phúc đích thực của mỗi con người quyết tâm làm giàu chính đáng mang lại giá trị bền vững cho các nhà đầu tư và ấm no hạnh phúc cho cộng đồng. Đến nay, trải qua gần 30 năm xây dựng và phát triển, BacABank sở hữu mạng lưới hàng trăm điểm giao dịch rộng khắp các tỉnh thành phố lớn trên toàn quốc, khẳng định là ngân hàng tiên phong hỗ trợ doanh nghiệp ngành nông nghiệp.
Chăn nuôi bò sữa, chế biến sữa công nghệ cao, sản xuất nước hoa quả, nước tinh khiết, dược liệu, thực phẩm chức năng, mía đường, sản xuất gạo, rau quả,… (gọi chung là công nghiệp chế biến, nông nghiệp công nghệ cao) là hướng đi mà bà Thái Hương (Tổng Giám đốc Bac A Bank, Chủ tịch Tập đoàn TH) đã lựa chọn cách đây hơn chục năm khi rót 250 tỷ đồng vào Công ty cổ phần Thực phẩm sữa TH.
Báo cáo tài chính 05 năm gần đây của Bac A Bank thể hiện, tỉ lệ cho vay ở lĩnh vực công nghiệp chế biến, nông nghiệp trên tổng dư nợ cho vay hàng năm khá lớn, lần lượt là: 30.268/55.487 tỷ đồng (năm 2017); 35.935/63.979 tỷ đồng (năm 2018); 39.454/72.933 tỷ đồng (năm 2019); 42.250/79.440 tỷ đồng (năm 2020); 44.438/84.598 tỷ đồng (năm 2021) và 49.334/94.120 tỷ đồng (năm 2022).
Là ngân hàng tiên phong hỗ trợ doanh nghiệp trong ngành nông nghiệp, trong đó một loạt doanh nghiệp có địa chỉ tại huyện Nghĩa Đàn, tỉnh Nghệ An như: Công ty cổ phần Thực phẩm sữa TH, Công ty cổ phần sữa TH, Công ty cổ phần Nông nghiệp ứng dụng CNC Quốc tế, Công ty cổ phần Chuỗi cung ứng Quốc tế, Công ty TNHH nước tinh khiết Núi Tiên, Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm sạch Vân Hồ, và cả Công ty cổ phần Bò sữa nông nghiệp công nghệ cao Kon Tum, Công ty cổ phần Logistic SC, Công ty cổ phần Dược liệu TH,… là những doanh nghiệp đang được hưởng dòng vốn rất lớn từ Bac A Bank.
Điểm chung trong các khoản vay, huy động vốn này, là giữa các doanh nghiệp có ký kết các hợp đồng kinh tế với nhau. Để vay vốn từ Bac A Bank, các doanh nghiệp đã thế chấp các quyền đòi nợ từ hợp đồng kinh tế, tài sản hình thành trong tương lai phát sinh từ hợp đồng nguyên tắc, thiết bị dây chuyền sản xuất và các quyền khác có được từ việc phát triển dự án... Các quyền đòi nợ phát sinh từ chính các hợp đồng kinh tế đó lại trở thành tài sản bảo đảm để các doanh nghiệp này vay vốn tại Bac A Bank.
Một trong nhưng doanh nghiệp điển hình là Công ty cổ phần Nông nghiệp ứng dụng CNC Quốc tế. Được biết, cổ đông sáng lập Công ty cổ phần Nông nghiệp ứng dụng CNC Quốc tế chính là Công ty cổ phần Thực phẩm sữa TH và các ông/bà Thái Doãn Hạnh, Nguyễn Tất Thành, Hoàng Thị Thanh Thủy, Trịnh Thị Như Trang. Giữa Công ty cổ phần Nông nghiệp ứng dụng CNC Quốc tế với Công ty cổ phần Thực phẩm sữa TH lại có các Hợp đồng kinh tế, gồm: số THM-ND2020-0611 ngày 02/7/2019, số LDMS.THMF.21.1073 ngày 22/11/2021, số LDMS.THMF.21.1127, số LDMS.THMF.21.0454, số LDMS.THMF.21.1129 ngày 15/12/2021, số LDMS.THMF.21.1105 ngày 31/12/2021, số LDMS.THMF.22.0266 ngày 22/3/2022, số LDMS.THMF.22.0266 ngày 22/3/2022, số LDMS.THMF.22.0269 ngày 01/4/2022, số LDMS.THMF.22.0832 ngày 28/11/2022, số LDMS.THMF.22.0965, số LDMS.THMF.22.0964 ngày 01/12/2022, số LDMS.AGT.22.0074 ngày 31/12/2022, số THM-AGT/2023/001 ngày 01/1/2023. Để vay vốn, ngày 06/3/2023, Công ty cổ phần Nông nghiệp ứng dụng CNC Quốc tế đã ký Hợp đồng số 891/2023/HĐTC với Bac A Bank và thế chấp bằng toàn bộ quyền đòi nợ phát sinh từ 14 Hợp đồng kinh tế nêu trên.
Hay như giữa Công ty cổ phần Logistic SC với Công ty cổ phần Chuỗi thực Phẩm TH cũng có Hợp đồng số 001-2015/THFC-LSC ngày 27/3/2015, số 005-2016/THFC-LSC ngày 15/12/2016; giữa Công ty cổ phần Logistic SC với Công ty Cổ phần sữa TH cũng ký Hợp đồng số 001_2015/THM-LSC ngày 27/3/2015, số 003_2016/THM-LSC ngày 15/12/2016; giữa Công ty cổ phần Logistic SC cũng đã thế chấp toàn bộ quyền đòi nợ phát sinh từ các hợp đồng nêu trên để vay vốn tại Bac A Bank với số tiền lên đến hàng nghìn tỷ đồng.
Ngoài ra, ngày 29/12/2022 vừa qua, Công ty cổ phần Chuỗi cung ứng Quốc tế cũng đã ký hợp đồng với Bac A Bank để vay số tiền hơn 1.000 tỷ đồng và đã thế chấp quyền đòi nợ phát sinh từ Hợp đồng dịch vụ số THM-ISC/004 ngày 17/10/2018 giữa Công ty cổ phần Chuỗi cung ứng Quốc tế với Công ty Cổ phần sữa TH. Trước đó, doanh nghiệp này cũng đã ký Hợp đồng số 02/2016/HĐTC-BacABank với hạn mức lên đến 622 tỷ đồng, tài sản bảo đảm là “quyền đòi nợ” phát sinh từ Hợp đồng nguyên tắc số 01/2015-HĐNT ngày 01/10/2015 giữa Công ty cổ phần Chuỗi cung ứng Quốc Tế và Công ty cổ phần Chuỗi thực phẩm TH.
Các doanh nghiệp thuộc Tập đoàn TH trong quá trình triển khai các dự án chăn nuôi bò sữa, nhà máy chế biến cũng được vay ưu đãi hàng nghìn tỷ đồng như: Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm sạch Vân Hồ (tài sản bảo đảm là các tài sản hình thành trong tương lai thuộc dự án Đầu tư nhà máy chế biến quả và đồ uống nước hoa quả công nghệ cao Sơn La; quyền đòi nợ phát sinh từ Hợp đồng nguyên tắc cung cấp nguyên liệu, ký giữa Công ty cổ phần Chế biến thực phẩm sạch Vân Hồ và Công ty TNHH nước tinh khiết Núi Tiên); Công ty TNHH nước tinh khiết Núi Tiên (tài sản đảm bảo là “tài sản hình thành từ vốn vay là máy móc dây chuyền thiết bị và các công trình phụ trợ là khung nhà xưởng thuộc Dự án đầu tư xây dựng nhà máy nước tinh khiết, thảo dược và hoa quả Núi Tiên”;…)
Được biết, trong 05 năm qua, Bac A Bank cũng đẩy mạnh việc phát hành giấy tờ có giá, bao gồm phát hành trái phiếu. Số liệu trên báo cáo tài chính thể hiện dòng tiền này lần lượt là 950 tỷ đồng (năm 2017); 1.333 tỷ đồng (năm 2018); 6.134 tỷ đồng (năm 2019); 5.889 (năm 2020); 5.313 tỷ đồng (năm 2021) và 7.837 tỷ đồng (năm 2022).
Tính đến 31/5/2023, Bac A Bank đang có nguồn vốn từ phát hành trái phiếu lên đến 6.400 tỷ đồng. Bao gồm các mã: BAB1924.0202_3012, phát hành ngày 30/12/2019, thời gian 5 năm, trị giá 500 tỷ đồng; BABL2124002, phát hành ngày 14/6/2021, thời gian 3 năm, trị giá 1.000 tỷ đồng; BABL2124003 phát hành ngày 31/6/2021, thời gian 3 năm, trị giá 500 tỷ đồng; BABL2128004, phát hành ngày 24/12/2021, thời gian 7, năm trị giá 200 tỷ đồng; BABL2128005, phát hành ngày 29/12/2021, thời gian 7 năm, trị giá 500 tỷ đồng; BABL2128006 phát hành ngày 31/12/2021, thời gian 7 năm, trị giá 200 tỷ đồng; BABL2225001, phát hành ngày 15/4/2022, thời gian 3 năm, trị giá 1.000 tỷ đồng; BABL2225002 phát hành ngày 19/4/2022, thời gian 3 năm, trị giá 500 tỷ đồng; BABL2225003 phát hành ngày 25/4/2022, thời gian 3 năm, trị giá 1.500 tỷ đồng; BABL2225004 phát hành ngày 21/6/2022, thời gian 3 năm, trị giá 500 tỷ đồng; BAB202201-07L phát hành ngày 19/9/2022, thời gian 7 năm, trị giá 5,45 tỷ đồng; BAB202201-07C phát hành ngày 19/9/2022, thời gian 7 năm, trị giá 31,40 tỷ đồng; BAB202201-08C phát hành ngày 19/9/2022, thời gian 8 năm, trị giá 198,55 tỷ đồng; BAB202202-07L phát hành 27/02/2023, thời gian 7 năm, trị giá 4,70 tỷ đồng; BAB202202-07C phát hành ngày 27/2/2023, thời gian 7 năm, trị giá 10,05 tỷ đồng; BAB202202-08C phát hành ngày 27/2/2023, thời gian 8 năm, trị giá 5,80 tỷ đồng.
Ngoại trừ BAB1924.0202_3012 có tài sản đảm bảo, còn lại là trái phiếu không chuyển đổi, không kèm chứng quyền và không có tài sản đảm bảo. Bac A Bank cũng đang triển khai chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, số tiền thu được dự kiến sẽ bổ sung cho cho vay khách hàng ở lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, trung và dài hạn.