Những cơn đau dạ dày là tình trạng rối loạn xảy ra ít nhiều theo giờ. Chúng có thể xuất hiện dưới dạng cơn co thắt và/hoặc cảm giác nóng rực. Những cơn đau này có thể đi kèm với trào ngược axit, buồn nôn, đầy bụng, ợ hơi, cũng có thể bị nấc cụt.

Cơn đau cũng có thể lan ra sau xương ức, hoặc thậm chí lên cổ họng. Hơn nữa, vấn đề sức khỏe này còn tăng lên mười lần nếu một người thực hiện gắng sức thể lực hoặc ở tư thế nằm.

Ợ chua thỉnh thoảng xảy ra, đặc biệt là sau một bữa ăn nặng giàu chất béo, hoặc là tình trạng mạn tính. Các cơn ợ chua này cũng phổ biến hơn ở những người trên 50 tuổi.

Trong mọi trường hợp, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ tiêu hóa khi các cơn đau dạ dày cứ tái phát.

1925-dau-hieu-dau-da-day-1-1664338627.jpg

Nguyên nhân của các cơn đau dạ dày

Cơn co rút và bỏng rát ảnh hưởng đến dạ dày có nhiều nguồn gốc khác nhau như:

- Một số loại thức ăn, chẳng hạn như thức ăn cay hoặc nhiều chất béo.

- Uống rượu hoặc thuốc lá.

- Đang dùng một số loại thuốc, như thuốc chống viêm.

- Căng thẳng.

- Sản xuất quá mức dịch vị.

- Một áp lực cụ thể tác động lên cơ quan này, đặc biệt xảy ra trong trường hợp mang thai hoặc thừa cân.

- Các bệnh lí cụ thể, chẳng hạn như bệnh loét dạ dày tá tràng.


Đau dạ dày là rối loạn phổ biến, thường lành tính. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi chúng trở nên thường xuyên. Có thể tránh sự xuất hiện của chúng bằng cách điều chỉnh những thói quen nhất định trong cuộc sống hằng ngày.

Đau dạ dày là rối loạn phổ biến, thường lành tính. Tuy nhiên, bạn cần tham khảo ý kiến bác sĩ khi chúng trở nên thường xuyên. Có thể tránh sự xuất hiện của chúng bằng cách điều chỉnh những thói quen nhất định trong cuộc sống hằng ngày.

Dưới đây là 9 cách để ngăn ngừa đau dạ dày một cách tự nhiên.

1. Dành thời gian để ăn

Các bữa ăn được tiêu thụ quá nhanh sẽ khiến cơ thể khó đào thải hơn. Điều này được giải thích là do thức ăn nạp vào đã không được nhai kĩ. Chúng ta cũng thường nuốt nhiều không khí hơn bình thường, điều này có thể gây ra khí trong dạ dày. Đó là lí do tại sao điều quan trọng là phải dành thời gian để ăn và nhai đúng cách. Quá trình này cũng kích hoạt tiết nước bọt nhiều hơn, cần thiết cho quá trình tiêu hóa.

2. Uống trà thảo mộc sau bữa ăn

Các loại thảo mộc như cam thảo, bạc hà, gừng, thì là hoặc hoa cúc La Mã có lợi cho việc hỗ trợ giảm đau dạ dày. Đừng ngần ngại uống một chút nước sắc của các loại cây này sau bữa ăn để ngăn ngừa sự xuất hiện của cơn đau dạ dày và các rối loạn tiêu hóa khác.

3. Tránh nằm ngay sau bữa ăn

Nằm xuống có thể gây ợ chua vì thức ăn trộn với dịch vị trào ngược lên cổ họng. Do đó, bạn nên đợi từ 2 đến 3 giờ sau khi ăn tối mới đi nằm ngủ. Cũng có thể, nếu cần, nâng giường cao lên so với đầu.

4. Học cách điều chỉnh căng thẳng

Căng thẳng có thể gây co thắt dạ dày vì lo lắng khiến cơ bắp bị căng ra. Khi đó, nên thực hành một hoạt động thư giãn như yoga hoặc thiền để học cách kiểm soát căng thẳng này.

5. Hạn chế, và nếu có thể hãy dừng thuốc lá

Thuốc lá là một yếu tố thúc đẩy trào ngược axit. Do đó nên chấm dứt chứng nghiện thuốc lá vì thuốc lá còn gây ra nhiều tác dụng phụ khác cho cơ thể.

6. Hạn chế tiêu thụ thức ăn gây kích thích

Một số sản phẩm có thể gây kích ứng thành dạ dày. Điều này đặc biệt xảy ra với rượu, giấm, gia vị, cà phê hoặc thậm chí các loại thực phẩm có tính axit.

7. Hạn chế mặc quần áo chật

Quần áo chật sẽ chèn ép các cơ quan của phần thân trên, đặc biệt là dẫn đến áp lực lên dạ dày. Chúng cũng có thể làm chậm quá trình tiêu hóa.

8. Cẩn thận với việc tự mua thuốc

Một số loại thuốc không kê đơn như thuốc chống viêm và aspirin, có thể gây viêm dạ dày. Đừng ngần ngại hỏi ý kiến dược sĩ trước khi sử dụng một loại thuốc mới. Các thuốc như kháng sinh hoặc cortisone cũng có thể có tác dụng phụ trên dạ dày. Hãy hỏi ý kiến của bác sĩ nếu bạn bị co cơ hoặc đau sau khi dùng thuốc.

9. Tiêu thụ gừng

Gừng là một loại cây có lợi cho hệ tiêu hóa. Nó có hiệu quả trong việc chống buồn nôn và nôn mửa, nhờ vào nồng độ gingerols và shogaols. Gừng cũng kích thích sản xuất nước bọt, mật và dịch vị, tất cả đều cần thiết cho hoạt động bình thường của quá trình vận chuyển thức ăn trong đường tiêu hóa.

Tuy nhiên, nên tránh dùng quá liều (chỉ nên dùng từ 3-6g/ngày) vì điều này có thể dẫn đến các cơn co rút, bỏng rát dạ dày và ruột./.