2907da119a53730d2a42-1636085605.jpg
Những năm trước, dịp này, trên các trục đường vào "thủ phủ" cam Vinh ở huyện Quỳ Hợp (Nghệ An) nhộn nhịp bởi thương lái vào tận vườn thu mua, năm nay vắng bóng. Trên các vườn cam, người trồng cam buồn bã, vì cam rụng hàng loạt.
27e5d3f393b17aef23a0-1636085628.jpg
Vườn cam hơn 500 gốc của gia đình ông Nguyễn Công Biên (trú xóm Thọ Thành, xã Minh Hợp, huyện Quỳ Hợp) rụng quả đồng loạt, có những cây rụng sạch, không còn quả nào. Ông Biên cho biết, năm nay cam ra quả nhiều, nhưng từ sau đợt mưa to cuối tháng 9 đến nay, quả cam chuyển sang màu vàng, lụng cuống, rụng đầy vườn.
cf6c3a7a7a389366ca29-1636085654.jpg
“Cam đã chín bói, gia đình muốn bán để vớt vát công chăm sóc, nhưng không ai mua, dù giá chỉ 5.000 đồng/kg. Năm nay ảnh hưởng của dịch COVID-19, khiến cam khó tiêu thụ. Nếu không bán kịp cam sẽ rụng hết”, ông Biên chia sẻ.
2381d59795d57c8b25c4-1636085681.jpg
Cam thối ngay trên cành
236bd47d943f7d61242e-1636085705.jpg
Dù giá cam tại vườn rất rẻ, có những vườn cam bán 3.000 đồng/kg nhưng vẫn không có người mua. Chất lượng và mẫu mã cam năm nay cũng kém hơn trước.
08e5f0f3b0b159ef00a0-1636085728.jpg
Ông Phan Duy Hải - Chi Cục phó, Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Nghệ An cho biết: “Ngoài yếu tố bất lợi về thời tiết, đang nắng nóng lại mưa kéo dài khiến cây cam sốc nhiệt, nhiều diện tích trồng cam lâu năm, đất suy thoái. Ngoài ra, quy trình chăm sóc cây cam không đúng cách khiến cây mất cân đối dinh dưỡng. Do đó, ngoài việc nâng chất lượng giống cam, bà con cần luân canh cây trồng khác, cải tạo đất trước khi khôi phục lại cây cam”.
tp-6-9367-1636085784.jpg
Hiện toàn tỉnh Nghệ An có khoảng 5.300 ha cam, trong đó, có gần 3.500 ha cho thu hoạch. Dù sắp vào chính vụ thu hoạch nhưng người trồng cam ở các huyện Tân Kỳ, Anh Sơn, Quỳ Hợp, Nghĩa Đàn… kém vui vì cam rụng quả hàng loạt, nhiều hộ mất trắng./.