“Cháu ước trở thành bác sĩ chữa bệnh cho mẹ. Cháu ước mẹ được đi bệnh viện chữa bệnh để không còn phải thấy mẹ đau, mẹ khóc nữa. Cháu rất thương mẹ”.
4 tuổi, cái tuổi mà nhiều đứa trẻ khác còn phải dựa hoàn toàn vào cha mẹ, chưa biết sự sống cái chết là gì, chưa biết nỗi đớn đau của sinh ly tử biệt ly. Vậy mà bé Hồ Ngọc Phúc (4 tuổi, Nghệ An), con trai chị Vũ Thị Giang (35 tuổi, ngụ xóm 9, xã Diễn Hoàng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) dường như lại già dặn hơn những đứa trẻ cùng tuổi, bởi cháu có 1 người mẹ bệnh tật, chưa biết tương lai phía trước ra sao.
4 tuổi, cái tuổi mà nhiều đứa trẻ khác còn phải dựa hoàn toàn vào cha mẹ, chưa biết sự sống cái chết là gì, chưa biết nỗi đớn đau của sinh ly tử biệt ly. Vậy mà bé Hồ Ngọc Phúc (4 tuổi, Nghệ An), con trai chị Vũ Thị Giang (35 tuổi, ngụ xóm 9, xã Diễn Hoàng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) dường như lại già dặn hơn những đứa trẻ cùng tuổi, bởi cháu có 1 người mẹ bệnh tật, chưa biết tương lai phía trước ra sao.
Mẹ bệnh nên cháu bé chẳng dám đi đâu xa, chỉ thui thủi gần nhà để gần mẹ
Sau hơn 3 tháng sống chung với căn bệnh viêm não, viêm tủy sống, chị Vũ Thị Giang (35 tuổi, ngụ xóm 9, xã Diễn Hoàng, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An) từ một phụ nữ khỏe mạnh thành một người bị liệt hoàn toàn, sinh hoạt phụ thuộc hoàn toàn vào người thân. Cơ thể của chị trở nên béo phì, nặng đến 80kg vì tích nước do không vận động, dùng quá nhiều thuốc.
Chị Vũ Thị Giang
Từ ngày mẹ xuất viện trở về, Phúc không chịu đi học, không dám đi chơi, đòi ở nhà với mẹ. Hàng ngày, đứa trẻ cứ loay hoay trên chiếc giường mẹ nằm. Thấy mẹ khóc vì những cơn đau liên tiếp hành hạ, khuôn mặt Phúc tỏ ra lo lắng. Đứa trẻ nắm lấy tay mẹ động viên một lúc rồi bỏ chạy ra trước hiên nhà, ngồi khóc một mình.
Mỗi lần nhắc tới bệnh tình của mẹ, cháu bé lại nghẹn ngào
“Bố cháu dặn không được khóc trước mặt mẹ vì như thế mẹ sẽ buồn. Mẹ đang mắc bệnh nặng lắm, không thể ngồi dậy cũng chẳng thể ôm cháu được như trước nữa rồi.
Cháu không dám đi học, không dám đi chơi vì sợ khi về không còn nhìn thấy mẹ nữa. Cháu rất sợ mất mẹ”, Phúc khóc nức nở.
Mới 4 tuổi nhưng Phúc đã biết không được khóc trước mặt mẹ, không được làm mẹ buồn
Bệnh tật hành hạ khiến gia đình chị Giang đang lâm vào bước đường cùng, không tiền cứu chữa, nợ nần chồng chất Hàng ngày chị Giang được người thân hai bên nội ngoại thay nhau chăm sóc. Anh Lam chồng chị tiếp tục đi phụ hồ trong các công trình xây dựng gần nhà để kiếm tiền trang trải cuộc sống cho cả gia đình, thuốc thang cho vợ, học hành của hai đứa con, tiền nặng lãi hàng tháng. Cứ tối đến, anh lại chạy khắp làng trên xóm dưới để vay mượn tiền với hi vọng có cơ hội tiếp tục đưa vợ đi bệnh viện điều trị.
Phúc sợ không dám đi học, chỉ quẩn quanh mẹ bởi lo lắng có 1 ngày em đi học về sẽ không còn thấy mẹ nữa.
“Tài sản duy nhất chỉ còn căn nhà thôi, tôi muốn bán để cứu vợ. Thế nhưng, căn nhà này đã thế chấp ngân hàng rồi, tôi chẳng dựa vào đâu được nữa.
Bác sĩ nói bệnh của vợ tôi có khả năng cứu chữa nhưng phải mất một thời gian khá dài. Cầu xin mọi người thương tình giúp đỡ, cho vợ tôi một cơ hội sống. Nếu buông tay lúc này tôi sợ con tôi sẽ chẳng còn mẹ”, anh Lam, bố bé Phúc cầu xin trong nước mắt. Còn đứa trẻ ngồi lặng lẽ trước hiên nhà, nước mắt cứ chực trào ra bởi em hiểu lẽ sống của mẹ bây giờ vô chừng biết mấy.
Mới 4 tuổi mà bé Phúc suy nghĩ già dặn như ông cụ non
Hỏi bé Phúc về ước mơ, đứa trẻ lại khóc: “Cháu ước trở thành bác sĩ chữa bệnh cho mẹ. Cháu ước mẹ được đi bệnh viện chữa bệnh để không còn phải thấy mẹ đau, mẹ khóc nữa. Cháu rất thương mẹ”.
Đôi mắt đứa trẻ 4 tuổi mỗi khi không ở bên cạnh mẹ lại ngân ngấn ướt. Thật khó hình dung được định nghĩa về sự sống và cái chết trong đầu 1 đứa bé 4 tuổi là như thế nào, chỉ biết rằng với cháu Phúc, mẹ mất là 1 điều vô cùng khủng khiếp. Nếu mẹ không còn trên đời nữa, thì cả thế giới của đứa trẻ cũng sẽ mất đi. Tấm lòng hiếu thảo của đứa con bé nhỏ là nguồn động viên lớn lao để chị Giang gắng gượng sự sống, nhưng chẳng biết sẽ gắng sức được đến khi nào khi bệnh tình ngày càng nặng mà tiền bạc trong nhà cứ lần lượt đội nón ra đi.
(Theo webtretho)