Tôm, cua chết chưa rõ nguyên nhân

Hiện nay, 2 địa phương là xã Đan Trường và xã Xuân Phổ, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh) có khoảng 50 - 60 hộ nuôi tôm và nuôi cua, chủ yếu là nuôi theo hình thức quảng canh. Thời gian gần đây, nhiều hộ dân thuộc 2 địa phương trên bị thiệt hại nặng lớn do tôm và cua nuôi chết hàng loạt.

z33473934018414de8debd00dd8d74dd23899e2a5b8613-1650201851669561630804-16502019528501503017199-1650246792.jpeg
Ông Thạch Hữu Trung, ở thôn 3, xã Đan Trường, huyện Nghi Xuân (tỉnh Hà Tĩnh) thất thần nhìn ao cua nhà mình chết hàng loạt. Ảnh: PV

Dẫn chúng tôi đi thăm ao nuôi, ông Thạch Hữu Trung (ở thôn 3, xã Đan Trường, huyện Nghi Xuân) nói: "Tôi là người đầu tiên nuôi tôm, cua ở khu vực này. Nghề nuôi tôm, cua cũng nhiều bấp bênh có khi thắng nhưng cũng nhiều lần cũng thua lỗ.

Hiện nay, gia đình tôi có 6 hồ nuôi tôm, cua, với tổng diện tích khoảng 2ha. Khoảng 1 tháng trở lại đây, nhiều diện tích nuôi tôm, cua của gia đình tôi bị chết bất thường, không rõ nguyên nhân, khiến gia đình thiệt hại khoảng 200 triệu đồng. Sau khi tôm, cua chết, chúng tôi đã tháo sạch nước, vệ sinh sạch sẽ ao nuôi để tiếp tục thả lứa mới".

Khả năng mất trắng

Cách ao nuôi ông Trung không xa, ao nhà ông Trần Văn Thân (ở thôn Trường Châu, xã Đan Trường) cũng gặp tình trạng tương tự.

"Gia đình tôi có 6ha hồ nuôi tôm đất và nuôi cua theo hình thức quảng canh. Từ đầu năm 2022 đến giữa tháng 3, ao nuôi tôm, cua của tôi đã 2 lần chết, tổn thất lên đến hàng trăm triệu đồng", ông Thân nói.

z3347393419396afc90435b9a9cbb2d5820b7c5d773267-16502021314821484213436-1650202142216190057160-1650246851.jpeg
Theo ông Trung cua chết hàng loạt do khả năng đổi thời tiết, chủ quan việc vệ sinh ao trước khi thả con giống. Ảnh: PV

Khoảng 15 ngày trước, tôi phát hiện có hiện tượng tôm, cua nuôi bị chết, gia đình đã vớt số tôm và cua chết này lên khỏi hồ và tiến hành các bước xử lý đảm bảo vệ sinh môi trường".

"Tôm, cua của nông dân chúng tôi chết có khả năng do thay đổi thời tiết và phần khác do các hộ dân chủ quan trong việc chăm sóc cũng như vệ sinh ao"- ông Thân dự đoán.

z3347395711230ef52dfff1403ad387f02b8decd92048b-16502022455331472280707-1650202257371179489710-1650246879.jpeg
Lứa nuôi cua của ông Trung và ông Thân thiệt hại lên đến hàng trăm triệu đồng. Ảnh: PV

Ghi nhận của PV Dân Việt, tại 2 địa phương là xã Đan Trường và xã Xuân Phổ có nhiều hộ gia đình có hiện tượng tôm, cua chết. Một số hộ dân đã không tiêu huỷ vật nuôi theo quy định nhằm đảm bảo vệ sinh môi trường mà đã vứt xác tôm, cua trên bờ ao nuôi khiến chúng phân hủy, bốc mùi hôi thối nồng nặc và nguy cơ gây ô nhiễm thêm.

z3347395723889ce3cd8b9af9244388a7ae1070577451e-16502018164631552988587-16502018335271159979489-1650246905.jpeg
Hiện đã có nhiều hộ nuôi tháo nước, vệ sinh ao nuôi để tiếp tục nuôi đợt tôm, cua tiếp theo. Ảnh: PV

Trao đổi với PV Dân Việt, bà Đặng Thị Thu Hoàn - Phó Chi cục trưởng Chi cục Chăn nuôi và Thú y (Sở NNPTNT tỉnh Hà Tĩnh), cho biết: "Sau khi có thông tin từ các hộ chăn nuôi về tình trạng tôm, cua chết hàng loạt, đơn vị cũng đã xuống lấy mẫu kiểm tra.

Bước đầu nhận định do thời tiết chuyển mùa khiến sức đề kháng kém cộng thêm điều kiện nuôi của các hộ dân không đảm bảo về nguồn nước, môi trường sống. Chúng tôi đang lấy mẫu xét nghiệm để gửi đi gửi cơ quan thú y vùng 3 xét nghiệm, kết luận chi tiết nguyên nhân"./.