Nghe tin đồn Hà Nội sắp siết chặt các biện pháp phòng dịch Covid-19, tối 23/7, một số người dân vẫn đổ vào các siêu thị, cửa hàng để vơ vét thực phẩm, hàng hóa tích trữ..., phớt lờ nguy cơ lây bệnh gia tăng.

Tối nay (23/7), một số người dân nghe tin đồn Hà Nội sẽ siết chặt các biện pháp phòng dịch Covid-19 nên đã vội vàng đổ vào các siêu thị, cửa hàng tiện lợi để mua rau củ, thực phẩm tươi sống… tích trữ.

Vẫn còn người nghe đồn Hà Nội sắp phong toả, lao vào siêu thị vơ vét đồ
Bất chấp nguy cơ lây bệnh, một số người dân Hà Nội vẫn chen chân mua hàng tích trữ.

Khoảng 20h ngày 23/7, tại một số siêu thị trên địa bàn Hà Nội ghi nhận lượng người mua sắm tăng cao. Nhóm hàng nhu yếu phẩm, hàng tươi sống, rau củ quả... được khách hàng lựa chọn nhiều nhất, khiến các mặt hàng này nhanh chóng được vét sạch tại một số kệ hàng. Tuy nhiên, các nhân viên siêu thị đều khẳng định lượng hàng dự trữ trong kho dồi dào, sẽ kịp thời bổ sung nên mong người dân mua vừa đủ dùng, không nên tích trữ.

Vẫn còn người nghe đồn Hà Nội sắp phong toả, lao vào siêu thị vơ vét đồ
Khách mua chủ yếu là thực phẩm, đồ khô, giấy vệ sinh,...
Vẫn còn người nghe đồn Hà Nội sắp phong toả, lao vào siêu thị vơ vét đồ
Hầu như người nào vào siêu thị cũng mua cả 1 xe đầy hàng.
Vẫn còn người nghe đồn Hà Nội sắp phong toả, lao vào siêu thị vơ vét đồ
Một số kệ hàng thực phẩm tươi sống nhanh chóng hết nhẵn.

Trái ngược với cảnh đông đúc bất ngờ tại một số siêu thị, có những siêu thị hàng hóa vẫn ngập tràn, khách vào thưa thớt. Một số cửa hàng tiện lợi trên các tuyển phố lớn của Hà Nội cũng vắng người mua sắm.

Vẫn còn người nghe đồn Hà Nội sắp phong toả, lao vào siêu thị vơ vét đồ
Tại siêu thị ở Trung tâm thương mại Mipec Long Biên, hàng hóa vẫn đầy ắp.
Vẫn còn người nghe đồn Hà Nội sắp phong toả, lao vào siêu thị vơ vét đồ
Các quầy thanh toán vắng khách.

Người dân không nên có tâm lý hoang mang bởi chính quyền thành phố đã chuẩn bị sẵn các kịch bản cho chiến dịch phòng, chống dịch bệnh.

Hiện nay, trên địa bàn thành phố Hà Nội có 459 chợ, 28 trung tâm thương mại, 123 siêu thị, 1.800 cửa hàng tiện ích, 141 chuỗi, 2.382 điểm bán hàng hoá bình ổn giá, hàng chục nghìn cửa hàng tạp hóa… sẵn sàng phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người dân trên địa bàn.

Để phục vụ công tác phòng, chống dịch covid 19, Thành phố đã rà soát bố trí sẵn sàng 1.920 địa điểm tại các quận, huyện đã bố trí làm kho dự trữ hàng, mở thêm các điểm bán hàng cố định và các điểm bán hàng lưu động khi cần thiết. Sẵn sàng huy động hàng nghìn xe chở hàng hóa của các doanh nghiệp phân phối và các quận huyện sẵn sàng đưa hàng kịp thời đến 7.500 điểm bán hàng hóa thiết yếu trên địa bàn.

Vẫn còn người nghe đồn Hà Nội sắp phong toả, lao vào siêu thị vơ vét đồ
Người dân không nên hoang mang, cần bình tĩnh, chủ động phòng, chống dịch bệnh.
Vẫn còn người nghe đồn Hà Nội sắp phong toả, lao vào siêu thị vơ vét đồ
Hàng hóa tại các siêu thị và các kênh phân phối trên địa bàn thành phố Hà Nội luôn được đảm bảo.

Sở Công thương Hà Nội khẳng định: Mặc dù đang phải đối mặt với một khó khăn song trong bất kỳ tình huống nào các hàng hóa cũng đảm bảo đáp đầy đủ ứng nhu cầu của nhân dân kể cả khi nhu mua sắm tăng cao, không để xảy ra thiếu hàng; phân bổ lượng hóa đầy đủ trong hệ thống, đổi mới nhiều phương thức phục vụ, tăng cường khuyến khích, vận động người dân tích cực thanh toán không dùng tiền mặt, phổ biến rộng rãi đến người dân trên địa bàn thông tin đến các hệ thống siêu thị, cửa hàng tiện lợi, các hộ kinh doanh trong chợ ,website, ứng dụng TMĐT, bán hàng onile trực tuyến ( Grab, Now, Baemin, GoFood…).

Cùng với đó, Sở Công Thương khuyến cáo người dân yên tâm không dự trữ hàng hóa, không tập trung đến các hệ thống phân phối tránh lây nhiễm dịch bệnh. Thành phố đảm bảo đầy đủ hàng hóa thiết yếu phục vụ nhu cầu người dân./.