1-1660895089.jpg
Li hiện là thực tập sinh, sống tại Thượng Hải, Trung Quốc. Học hành áp lực khiến Li thường thức khuya để hoàn thành công việc. Cô gái trẻ hiếm khi ngủ trước 1 giờ. Có thời điểm nhiều việc, Li sẽ thức đến 3-4 giờ sáng để làm. (Ảnh: Aboluowang)
2-1660895100.jpg
Thiếu ngủ liên tục khiến Li khó tỉnh táo, không tập trung. Để khắc phục, Li chọn cà phê làm thức uống hàng ngày. Vậy nhưng, cà phê nguyên chất quá đắng, không hợp khẩu vị nên cô chọn cà phê hòa tan. So với cà phê phin, cà phê hòa tan vừa giúp tỉnh táo vừa thơm ngậy, ngọt ngào dễ uống. (Ảnh: Aboluowang)
3-1660895110.jpg
Thời gian gần đây, Li tăng cân rõ rệt, không còn thân hình mảnh mai cuốn hút như trước, da cũng xuống sắc rất nhiều. Bạn bè thấy vậy giục Li đi khám. Nghe lời, Li đến viện kiểm tra thì bàng hoàng phát hiện chỉ số đường huyết của mình vượt quá mức cho phép, chuyển sang giai đoạn tiểu đường. (Ảnh: Aboluowang)
4-1660895120.jpg
Nhìn kết quả khám trên tay, Li không hiểu vì sao mình mới 26 tuổi lại có thể mắc tiểu đường. Được bác sĩ giải thích, Li mới biết chính thói quen uống cà phê hòa tan thay nước lọc của mình là nguyên nhân gây bệnh. (Ảnh: Aboluowang)
5-1660895130.jpg
Theo bác sĩ, cà phê hòa tan giúp người uống tỉnh táo, tăng sự tập trung. Vậy nhưng, nhà sản xuất thường cho rất nhiều đường để hương vị đồ uống hấp dẫn hơn. Li uống cà phê hòa tan thay nước lọc khiến cơ thể nạp lượng lớn đường, tích tụ lâu ngày nên mắc bệnh. (Ảnh: Aboluowang)
6-1660895140.jpg
Thỉnh thoảng uống một hoặc hai tách cà phê hòa tan sẽ không khiến lượng đường trong cơ thể tăng vọt. Vậy nhưng, uống thay nước như trường hợp cô Li sớm muộn cũng khiến lượng đường trong máu ở mức nghiêm trọng. Không chỉ tăng nguy cơ mắc bệnh, tiêu thụ nhiều đường còn làm tăng tốc độ mất canxi trong cơ thể, khiến xương ngày càng giòn và mỏng. (Ảnh: Aboluowang)
7-1660895152.png
Thông qua trường hợp bệnh của Li, bác sĩ nhấn mạnh uống nhiều cà phê hòa tan ảnh hưởng đến nhiều vấn đề sức khỏe khác dưới đây. (Ảnh minh họa)
8-1660895162.jpg
Ảnh hưởng hiệu quả giảm cân. Nhiều người tin cà phê giúp giảm cân hiệu quả nên lựa chọn làm thức uống chính. Tuy nhiên, hiệu quả hỗ trợ giảm cân chỉ có được khi uống cà phê nguyên chất. Cà phê hòa tan chứa lượng lớn calo, đường nên không hỗ trợ đắc lực cho việc giảm cân. (Ảnh: Timenows)
9-1660895171.jpg
Tăng nhịp tim. Cà phê hòa tan hay cà phê rang xay đều chứa caffeine khiến nhịp tim tăng. Nếu thức khuya thời gian dài, cơ thể chịu nhiều gánh nặng, uống nhiều cà phê càng khiến nhịp tim không ổn định. (Ảnh: Aboluowang)
10-1660895683.jpg
Cà phê còn chứa chất kích thích thần kinh, mang lại cảm giác sảng khoái. Tuy nhiên, người có chức năng tim mạch, mạch máu não, phổi yếu... uống nhiều cà phê sẽ làm tăng áp lực lên chức năng tim mạch và mạch máu não, khiến nhịp tim tăng cao. (Ảnh minh họa)
11-1660895694.jpg
Cà phê còn chứa chất kích thích thần kinh, mang lại cảm giác sảng khoái. Tuy nhiên, người có chức năng tim mạch, mạch máu não, phổi yếu... uống nhiều cà phê sẽ làm tăng áp lực lên chức năng tim mạch và mạch máu não, khiến nhịp tim tăng cao. (Ảnh minh họa)
12-1660895707.jpg
Ảnh hưởng hệ tiêu hóa. Chưa có đủ bằng chứng chứng minh uống cà phê làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiêu hóa. Tuy vậy, các nhà khoa học nhận thấy uống cà phê làm tăng tiết axit dịch vị trong dạ dày, có thể làm trầm trọng hơn tình trạng trào ngược axit dạ dày. (Ảnh minh họa)
13-1660895717.jpg
Tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch và mạch máu não. Không giống cà phê nguyên chất, cà phê hòa tan được trộn nhiều đường, hương liệu và chất phụ gia. Nghiên cứu chỉ ra, các chất phụ gia và hợp chất khác nhau trong cà phê hòa tan mà cà phê có chứa kem không sữa, có thể dẫn đến sự tích tụ lớn chất béo trong cơ thể. Mặt khác, lượng lớn chất phụ gia có thể làm tăng các vấn đề sức khỏe mạch máu não. (Ảnh minh họa)