Bộ Tư pháp vừa ban hành Thông tư số 04/2020/TT-BTP quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Hộ tịch năm 2015 và Nghị định 123/2015/NĐ-CP. So với Thông tư 15/2015/TT-BTP, Thông tư 04 có bổ sung thêm nhiều nội dung mới nhất đáng chú ý về khai sinh.
 
Thứ nhất : Hướng dẫn cụ thể cấp lại Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân không còn
 
Trường hợp người yêu cầu cấp lại giấy để kết hôn mà không nộp lại được giấy đã được cấp trước đây thì giải quyết như sau (trước đây chưa rõ):
 
 
Ảnh minh họa
 
Người yêu cầu phải trình bày rõ lý do không nộp lại được giấy đó.
 
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, cơ quan đăng ký hộ tịch có văn bản trao đổi với nơi dự định đăng ký kết hôn trước đây để xác minh.
 
Trường hợp không xác minh được hoặc không nhận được kết quả thì cơ quan đăng ký hộ tịch cho phép người yêu cầu lập văn bản cam đoan về tình trạng hôn nhân.
 
Thứ hai: Không đặt tên con quá dài, khó sử dụng
 
Thông tư 04:
 
Việc xác định họ, dân tộc, đặt tên cho trẻ em phải phù hợp với pháp luật và yêu cầu giữ gìn bản sắc dân tộc, tập quán, truyền thống văn hóa tốt đẹp của Việt Nam; không đặt tên quá dài, khó sử dụng.
 
 
Tên của công dân Việt Nam phải bằng tiếng Việt hoặc tiếng dân tộc khác của Việt Nam, không đặt tên bằng số, bằng một ký tự mà không phải là chữ.
 
Trường hợp cha, mẹ không thỏa thuận được về họ, dân tộc, quê quán của con khi đăng ký khai sinh thì họ, dân tộc, quê quán của con được xác định theo tập quán nhưng phải bảo đảm theo họ, dân tộc, quê quán của cha hoặc mẹ.
 
Thứ ba: Ông bà đi khai sinh cho cháu không cần giấy ủy quyền
 
Thông tư 15/2015/TT-BTP có quy định: Trường hợp người được ủy quyền là ông, bà, cha, mẹ, con, vợ, chồng, anh, chị, em ruột của người ủy quyền thì văn bản ủy quyền không phải công chứng, chứng thực, nhưng phải có giấy tờ chứng minh mối QH với người ủy quyền.
 
 
Ảnh minh họa
 
Thông tư 04 mới: Trường hợp người đi đăng ký khai sinh cho trẻ em là ông, bà, người thân thích khác theo quy định tại khoản 1 Điều 15 Luật Hộ tịch thì không phải có văn bản của cha, mẹ trẻ em, nhưng phải thống nhất với cha, mẹ trẻ em về các nội dung khai sinh.
 
Như vậy, kể từ ngày 16/7/2020, khi Thông tư 04 của Bộ Tư pháp có hiệu lực, ông bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em đi đăng ký khai sinh cho trẻ không cần có văn bản của cha, mẹ trẻ.
 
Thứ tư: Trường hợp khai sinh cho con sinh ra trong thời kỳ hôn nhân nhưng không được thừa nhận là con chung
 
Trường hợp con do người vợ sinh ra hoặc có thai trong thời kỳ hôn nhân nhưng vợ hoặc chồng không thừa nhận là con chung hoặc người khác muốn nhận con thì do Tòa án nhân dân xác định theo pháp luật.
 
Trường hợp Tòa án nhân dân từ chối giải quyết thì cơ quan đăng ký hộ tịch tiếp nhận, giảiquyết yêu cầц đăng ký khai sinh cho trẻ em chưa rõ được cha hoặc đăng ký nhận cha, con, hồ sơ phải có văn bản từ chối của Tòa án và chứng cứ về quan hệ cha, con.
 
 
Ảnh minh hoạ
 
Thứ năm: Đơn giản hóa chứng cứ là cha, mẹ, con
 
Chứng cứ để biết rõ ràng cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều 25 và khoản 1 Điều 44 của Luật Hộ tịch gồm một trong các giấy tờ, tài liệu sau đây:
 
 
Văn bản của cơ quan y tế, giám định hoặc tổ chức khác có thẩm quyền ở trong nước hoặc nước ngoài xác nhận là cha con, mẹ con.
 
Trường hợp không thể biết là cha, mẹ, con theo quy định tại khoản 1 Điều này thì các bên nhận cha, mẹ, con lập văn bản cam đoan về quan hệ cha, mẹ, con tại Điều 5 Thông tư này, có ít nhất hai người làm chứng về mối QH cha, mẹ, con (trước đây, ngoài văn bản cam đoan thì phải có thư từ, phim ảnh, băng, đĩa, đồ dùng, vật dụng khác để rõ ràng  là cha con, mẹ con).
 
Thông tư 04 chính thức có hiệu lực từ 16/7/2020.
 
(Theo Gia Đình Mới)