Bác sĩ Trương Hữu Khanh – Bệnh viện Nhi đồng 1 TP.HCM cho biết tay chân miệng bình thường sẽ tự khỏi. Tuy nhiên, một số có biến chứng nên cha mẹ phải theo dõi rất kỹ.
Bệnh tay chân miệng chủ yếu do nhóm virus đường ruột Enterovirus gây nên, thường gặp nhất là Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71. Trong đó, virus Coxsackie A16 ít gây ra các biến chứng về thần kinh và có thể tự khỏi trong vài ngày. Ngược lại, virus Enterovirus typ 71 (EV71) gây nhiều biến chứng nguy hiểm viêm não, viêm màng não, viêm phổi, viêm cơ tim và có thể dẫn đến tử vong.
Ngoài Coxsackie A16 và Enterovirus typ 71, một số chủng virus nhóm A khác như Coxsackie A4-A7, A9, A10 hoặc virus Coxsackie nhóm B (B1-B3, và B5) cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh.
Bác sĩ Khanh cho biết bệnh tay chân miệng do vi rút gây nên, bệnh lây theo đường tiêu hoá, vì vậy rất dễ lây trong nội bộ gia đình cũng như trong các nhà trẻ. Ở nhà trẻ, trẻ ăn chung bát, chung thìa, bò lê dưới đất, tay chân bị nhiễm vi rút sau đó bé mút tay, mút đồ chơi mà điều quan trọng nhất trong nhà trẻ chỉ cần 1 cháu bị bệnh, qua cách như trên thì dẫn đến các cháu khác trong cùng nhà trẻ bị bệnh.
Những biểu hiện nghi ngờ bệnh tay chân miệng đó là trẻ có dấu hiệu tự nhiên bỏ ăn, chảy nước miệng, khóc, nói đau miệng. Sốt 1, 2 bữa sau hết sốt nổi mụn nước ở lòng bàn tay, lòng bàn chân mông, gối, lỡ trong miệng.
Những trường hợp bị tay chân miệng đi khám bác sĩ nếu vẫn sốt hơn 2 ngày, sốt từ 39 độ hơn, uống thuốc khó hạ, nôn ói hay nhợn ói nhiều thì cần lập tức cho trẻ đi tới các cơ sở y tế khám.
Những trường hợp bị nặng hơn đó là trẻ giật mình, lúc thiu thiu ngủ, lẫy người, mắt nhìn lên tí sau nằm làm; giật mình lăn qua lăn lại khi ngủ sâu là không phải. Trẻ không đi vững, tay chân yếu, người run, đây là dấu hiệu trẻ bị biến chứng rất nặng. Trường hợp trẻ thở mệt, da nỗi bông, mạch sờ không thấy hay quá nhanh.
Để phòng tay chân miệng, bác sĩ Khanh lưu ý cần rửa tay: trẻ rửa tay trước khi vào lớp, trước khi về nhà, khi về tới nhà. Người lớn: rửa tay trước khi chăm sóc trẻ, trước khi chế biến thức ăn nhất là mới đi ra ngoài về. Báo cô giáo bé bệnh tay chân miệng để phòng cho mấy bé khác, cho trẻ nghỉ học ít nhất 10 ngày, ra phường xin thuốc sát trùng sàn nhà, đồ chơi, vệ sinh nơi bé sinh hoạt, đồ chơi...
Bệnh tay chân miệng thường không dẫn đến các biến chứng nguy hiểm nếu phát hiện và điều trị sớm. Tuy nhiên, một số trường hợp phát hiện trễ, bệnh tiến triển nặng và gây ra một số biến chứng như bị viêm màng não virus (triệu chứng sốt, đau đầu, cứng cổ, đau lưng), bệnh nhân cần nhập viện để được điều trị.
Một số biến chứng hiếm gặp khác bao gồm bại liệt, tê liệt hoặc viêm não. Đối với trẻ có biến chứng não sẽ xuất hiện những triệu chứng khó nhận thấy như khó ngủ, quấy khóc nhiều, thường xuyên giật mình lúc thức hay lúc bắt đầu ngủ, hoảng hốt, nói lảm nhảm, tay chân run, co giật, sốt cao, méo miệng. Khi xuất hiện biến chứng trên nếu không phát hiện, điều trị đúng và kịp thời trẻ có thể tử vong trong vài giờ.
Với trẻ bị tay chân miệng, chăm sóc bằng cách nếu trẻ nổi mụn nước không cần bôi thuốc xanh làm gì bôi cũng chả được gì mà lúc khám bs nhìn không biết mụn nước do gì. Tắm rửa như bình thường, đến ngày mụn sẽ khô.
Khi trẻ bị tay chân miệng không nên ép trẻ uống vitamine, không uống kháng sinh vì bệnh do virus. Những trẻ bị đau họng do vết loét: lấy gói Grangel (thuốc dạ dày) hay KIN baby bỏ vào ngăn mát tủ lạnh ngậm hay chấm vào vết loét sẽ hết đau.
Bác sĩ Khanh cho biết trẻ bị tay chân miệng từ 4 đến 10 ngày sẽ khỏi nên phụ huynh chỉ cần chú ý dấu hiệu giật mình, nếu không giật mình thì rất hiếm khi có biến chứng.