Cảm cúm thường gặp ở những người có hệ miễn dịch kém, nếu không biết cách chăm sóc sức khỏe và điều trị đúng cách, bệnh sẽ kéo dài và dẫn đến nhiều vấn đề khác. Đặc biệt, trẻ nhỏ bị cúm cần lưu ý chế độ ăn uống.
 
Chăm sóc trẻ bị cảm cúm như thế nào để mau khỏi?
 
- Khi trẻ bị cảm cúm, cần tạo không khí ẩm giúp làm giãn nở các chất nhầy trong mũi. Cha mẹ có thể dùng máy phun sương vào ban đêm hoặc buổi trưa để bé có giấc ngủ ngon.
 
- Nên nhỏ mũi cho trẻ bị cảm bằng nước muối với 2 đến 3 giọt và cố gắng giữ trong 15 đến 30 giây đầu.
 
 
- Khi bé bị cúm, cơ thể thường thiếu nước nên việc bổ sung nước là điều hết sức quan trọng. Uống nhiều nước sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng mất nước và sốt, loãng dịch tiết mũi.
 
- Bố mẹ nên gối cao đầu trẻ khi nằm vì sẽ giúp trẻ hít thở thoải mái hơn khi ngủ.
 
- Với những biểu hiện của trẻ bị cảm cúm là bị nghẹt mũi, sổ mũi có nhiều dịch thì việc hút mũi cực kỳ quan trọng. Hút dịch nhầy trong mũi có thể giúp trẻ thở và ngủ một cách dễ dàng hơn và cảm thấy thoải mái hơn. Cha mẹ nên dùng máy hút mũi, làm nhẹ nhàng để không làm trẻ bị đau.
 
Phòng ngừa cảm cúm cho trẻ
 
Tăng cường cho trẻ hấp thu vitamin D: Đây là cách giúp trẻ tăng cường khả năng miễn dịch của cơ thể, chống lại các loại virus, vi khuẩn gây bệnh cảm cúm. Mẹ có thể giúp trẻ hấp thu nhiều vitamin D bằng cách đưa bé ra ngoài vào lúc sáng sớm, có nắng nhẹ, việc ra ngoài hít thở không khí trong lành có thể tăng sức đề kháng của trẻ đối với môi trường nhiều hơn.
 
Giữ vệ sinh sạch sẽ cho trẻ: Niêm mạc mũi họng của trẻ rất nhạy cảm với bụi bẩn, vi khuẩn và virus gây các bệnh về đường hô hấp. Mẹ nên giữ vệ sinh sạch sẽ nhà cửa và tập cho bé thói quen rửa tay thường xuyên bằng xà phòng. Đây là biện pháp phòng ngừa cảm cúm hiệu quả nhất.
 
Trẻ bị cảm cúm có nên tắm không?
 
Dân gian lưu truyền lời khuyên rằng khi bị cảm cúm, kể cả người lớn và trẻ nhỏ đều không nên tắm gội, bởi có thể khiến trẻ bị cảm lạnh, khiến bệnh tình trở nên nặng hơn, khó chữa hơn và từ đó dẫn đến rất lâu khỏi. Nhưng theo khoa học, trẻ bị em cảm cúm có nên tắm hay không lại phụ thuộc vào cách tắm có đúng cách hay không.
 
Trường hợp trẻ nhỏ bị cảm cúm khi tắm mà khiến tình trạng bệnh nặng hơn thì chỉ khi bố mẹ cho trẻ tắm nước lạnh hoặc tắm trong phòng không kín, có gió lạnh lùa vào hoặc là trẻ ngâm mình quá lâu.
 
Nếu trẻ được tắm bằng nước ấm, tắm trong phòng kín thì không sao cả, thậm chí sẽ đem lại nhiều công dụng bất ngờ. Bởi nước ấm sẽ khiến trẻ sẽ cảm thấy thoải mái hơn, mồ hôi tiết ra nhiều hơn và được làm sạch hơn, từ đó nhanh khỏi bệnh hơn.
 
Bên cạnh đó, việc kiêng tắm rửa nhiều ngày khi cảm khiến trẻ bị mắc các bệnh như nhiễm trùng. Nên trẻ bị cảm có nên tắm không thì lời khuyên dành cho bố mẹ là có nên cho trẻ tắm.

 
Bố mẹ cần tắm nhanh cho trẻ chỉ khoảng 5 - 10 phút.
 
Trẻ bị cảm cúm tắm như thế nào là đúng cách?
 
Theo các chuyên gia, khi tắm cho trẻ bị cảm cúm phải dùng nước ấm, không nên pha quá lạnh mà cũng không được pha quá nóng. Đây là điều bố mẹ cần hết sức chú ý để đảm bảo cho làn da của trẻ. Bên cạnh đó, bố mẹ nên chọn địa điểm tắm là nơi phải kín gió, bởi khi cơ thể trẻ bị ướt là lúc dễ bị cảm hơn khi gặp gió.
 
Trước khi cho trẻ vào tắm, bố mẹ cho chảy nước ấm hoặc bật máy sưởi một lúc trong phòng tắm trước khi tắm để nhiệt độ phòng ấm áp hơn. Như vậy trẻ bị cảm sẽ cảm thấy dễ chịu hơn với nhiệt độ ấm vừa đủ.
 
Bố mẹ cần tắm nhanh cho trẻ chỉ khoảng 5 - 10 phút. Không nên tắm rửa cho trẻ quá lâu vì sẽ làm trẻ bị nhiễm lạnh gây ra những hậu quả khó lường. 
 
Khi tắm xong, bố mẹ cần chuẩn bị một khăn tắm to cuốn người và lau thật khô người cho trẻ.
 
Sau khi tắm, không nên ra ngoài trời ngay sau đó (nếu trời lạnh). Hoặc, bố mẹ cần tắt điều hòa hay tắt quạt nếu trong phòng đang mở những thiết bị đó. Hãy để trẻ trong không gian kín gió một lúc giúp cơ thể trẻ ổn định thân nhiệt. 
 
Trẻ bị cảm cúm nên ăn gì?
 
Bữa ăn cần đủ đạm, chất béo, rau xanh và trái cây, có như vậy trẻ sẽ đủ sức đề kháng để chống lại các tác nhân gây bệnh cảm cúm. Bên cạnh đó, mẹ cần cho trẻ uống nhiều nước vì mọi cơ quan trong cơ thể đều cần đến nước để hoạt động tốt hơn.
 
Khi trẻ bị cảm cúm, bố mẹ nên bổ sung một số thực phẩm giàu dinh dưỡng cho trẻ nhằm giúp tăng sức đề kháng để bé nhanh khỏi bệnh như:
 
Súp, cháo gà là thực phẩm trẻ nhỏ nên ăn khi cảm cúm


 
Súp hoặc cháo gà có thể giúp làm dịu tình trạng cảm cúm ở trẻ nhỏ.
 
Súp hoặc cháo gà có thể giúp làm dịu tình trạng cảm cúm ở trẻ nhỏ. Các món ăn này mang lại tác dụng làm sạch đường hô hấp, hỗ trợ thuyên giảm nghẹt mũi tốt hơn các món nóng khác. Ngoài ra, nếu cháo hoặc súp gà được bỏ thêm một số nguyên liệu như hành, gừng, khi ăn vào, bé sẽ nhanh chóng khỏi bệnh hơn.
 
Trái cây họ cam, quýt là thực phẩm giải cảm hiệu quả
 
Chắc hẳn bạn đã từng nghe nhiều lời khuyên về việc hấp thụ nhiều vitamin C để tránh cảm cúm. Tuy nhiên, sự thật là vitamin C sẽ không thể bảo vệ hầu hết tất cả mọi người khỏi bệnh, đặc biệt là trẻ nhỏ. Thế nhưng, nếu bạn cho bé ăn hoa quả và dùng nước ép trái cây chứa nhiều vitamin C như nước cam, nước chanh… trước khi có triệu chứng của cảm cúm xuất hiện, bé sẽ cảm thấy khỏe và mau khỏi bệnh hơn.
 
Thực phẩm có khả năng chống lại vi khuẩn
 
Cây cải xoăn, bông cải xanh, việt quất, hành đỏ… đều chứa một chất chống oxy hóa được gọi là quercetin có thể giúp con yêu chống lại các cơn cảm cúm thông thường. Bạn hãy chế biến bữa ăn cho bé dựa trên những loại thực phẩm trên chẳng hạn như canh rau hoặc sữa chua việt quất nhé.
 
Trà nóng là thức uống bé nên uống khi cảm lạnh
 
 
Trà gừng làm dịu cổ họng và giảm bớt tình trạng nghẹt mũi
 
Chất lỏng ấm có thể làm dịu cổ họng và giảm bớt tình trạng nghẹt mũi hoặc đau họng. Do đó, đồ uống như trà hoặc nước nóng pha thêm một vài lát chanh là ý kiến hay để giữ cơ thể con không bị mất nước.
 
Sữa chua mang lại lợi ích Sức Khỏe cho trẻ khi bị cảm cúm
 
Bên cạnh vi khuẩn có hại, có những vi khuẩn đem đến nhiều lợi ích cho sức khỏe của trẻ. Nếu không biết trẻ bị cảm cúm nên ăn gì, bạn có thể cho bé thưởng thức sữa chua. Đây là một cách tốt để bổ sung các loại vi khuẩn có lợi, thúc đẩy sức khỏe của hệ tiêu hóa và giúp ngăn ngừa bệnh dạ dày.
 
Sữa cũng là thực phẩm chống cảm cúm hiệu quả
 
Phần lớn lượng vitamin D mà cơ thể con cần dùng để xây dựng xương chắc khỏe, chống lại bệnh tim, giữ không cho bệnh cảm lạnh xuất hiện, có thể được tạo ra khi bé tiếp xúc với ánh nắng. Tuy nhiên, loại vitamin quan trọng này cũng được tìm thấy trong thực phẩm tăng cường như sữa, nước cam và ngũ cốc ăn sáng.
 
Cà rốt và khoai lang
 
Trái cây và rau có màu cam như cà rốt và khoai lang thường giàu beta-carotene. Khi ăn những thực phẩm này, cơ thể chuyển đổi hợp chất hữu cơ thành vitamin A, loại vitamin rất cần thiết để duy trì một hệ miễn dịch khỏe mạnh. Khi con bị cảm cúm, hãy nấu canh cà rốt hoặc luộc khoai lang cho bé ăn nhé.
 
Uống mật ong
 
Mật ong chứa nhiều hợp chất có khả năng chống viêm, chống oxy hóa, kháng virus và kháng nấm hữu hiệu. Pha một chút mật ong vào nước ấm, uống hai lần vào sáng và tối chính là câu trả lời tuyệt vời nhất cho thắc mắc nên ăn uống gì khi bị cảm cúm mà nhiều người vẫn thường áp dụng.
 
 
Là thực phẩm giàu dinh dưỡng, đặc biệt là hàm lượng omega 3 – chất béo tốt cho não bộ, tim mạch, vừa tăng khả năng miễn dịch. giúp phòng ngừa và điều trị cảm cúm hiệu quả. Có thể chế biến cá thành nhiều món dễ ăn cho trẻ như: cháo cá, cá hầm…
 
Trẻ bị cảm cúm có chích ngừa được không?
 
Một số phụ huynh thắc mắc trẻ bị cảm có chích ngừa được không thì theo các chuyên gia y tế là không nên, bởi vì trong một số trường hợp việc tiêm phòng có thể gây ra những phản ứng nguy hiểm cho trẻ.