Ngày 27/2, Ban Giám đốc Công an tỉnh An Giang chỉ đạo Tổ công tác phòng chống buôn l ậ u Công an tỉnh phối hợp cùng Công an phường Vĩnh Nguơn, TP Châu Đốc, kiểm tra hành chính 3 căn nhà trên địa bàn. Qua đó, phát hiện và thu g i ữ trên 1.140 sản phẩm và hơn 1,3 tấn hàng hóa nghi nhập l ậ u.
 
 
Tại thời điểm kiểm tra, những người có liên quan và chủ hộ không xuất trình được hóa đơn, chứng từ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ hợp pháp về số hàng hóa trên. Tổ công tác tiến hành lập biên bản tạm g i ữ toàn bộ hàng hóa và bàn giao vụ việc cho Công an TP. Châu Đốc thụ lý để tiếp tục điều tra, xác minh.
 
 
Chiều 16/3, phóng viên Tiền Phong đã có buổi làm việc với Đại tá Phạm Văn Phong – Chính uỷ Bộ Chỉ huy BĐBP An Giang và Thượng tá Lê Hoàng Việt – Phó Chính ủy Bộ chỉ huy BĐBP An Giang.
 
 
Thượng tá Lê Hoàng Việt – Phó Chính ủy Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh An Giang cho biết, sau khi vụ việc xảy ra, Bộ Chỉ huy tiến hành họp xem xét và yêu cầu thượng tá Hoàng Văn Nam giải trình vụ việc.
 
 
Theo lãnh đạo biên phòng An Giang, trong 3 căn nhà phát hiện có hàng l ậ u tại phường Vĩnh Nguơn (TP. Châu Đốc), thượng tá Hoàng Văn Nam chỉ liên quan đến căn nhà số 276 (tổ 5, khóm Vĩnh Chánh 2) nơi ông và vợ con đang sinh sống. Căn nhà số 142 (tổ 5, khóm Vĩnh Tân) được Thượng tá Nam cho thuê vào khoảng tháng 6/2020 để sửa chữa đồ điện gia dụng và căn nhà số 193 (tổ 5, khóm Vĩnh Chánh 2) do bà Trần Thị Dũng (chị vợ Thượng tá Nam) là chủ sở hữu.
 
 
Trong tường trình của Thượng tá Nam, số hàng l ậ u được phát hiện trong căn nhà nơi gia đình ông đang sinh sống là của chị vợ ông gửi nhờ.
 
 
“Ngày 8/11/2020, tôi được Thường vụ Đảng ủy, Bộ Chỉ huy BĐBP tỉnh An Giang cử đi học lớp đào tạo Cao cấp lý luận chính trị tại Học viện lục quân (TP Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng), thời gian học tập dự kiến 8 tháng. Ngày 31/12/2020 đến ngày 2/1/2021 (nghỉ Tết dương lịch) và ngày 5/2/2021 đến ngày 16/2/2021 (nghỉ Tết âm lịch)”.
 
 
“Trong thời gian Học viện cho về nghỉ Tết âm lịch, tôi về thăm vợ con tại địa chỉ số nhà 276 khóm Vĩnh Chánh 2 (phường Vĩnh Ngươn, TP. Châu Đốc). Về nhà được hai ngày, khi ra phía sau nhà tôi thấy 2 túi nilon bên trong có khoảng 15 cái chảo và khoảng 30 cái ống cầm nhiệt (dài 30cm). Tôi hỏi vợ đồ này của ai mà để đây. Vợ tôi trả lời của bà Dũng gửi. Tôi nói với vợ kêu bà Dũng mang đi nơi khác”, Thượng tá Nam trình bày trong bản tường trình.
 
 
Sau đó, thượng tá Nam trở lại trường học, thì bà Dũng tiếp tục gửi thêm hàng hóa. Số lượng hàng hóa này thượng tá Nam không hay biết.
 
 
“Quá trình kiểm tra, khám xét của các lực lượng chức năng, số lượng, chủng loại hàng hóa bị tạm g i ữ như thế nào tôi không hề biết. Sau khi vụ việc xảy ra, tôi có điện thoại và hỏi vợ cụ thể nguồn gốc số hàng hóa trên là như thế nào, giá cả bao nhiêu”.
 
 
“Vợ tôi nói số hàng hóa mà cơ quan công an đang tạm giữ tại số nhà 193 và 276 là số hàng mà chị Dũng (chị ruột vợ tôi) mua bên Campuchia. Mua hàng phế liệu theo kí lô gam. Giá tổng cộng hơn 30 triệu đồng. Mỗi lần qua lại biên giới chở một túi nilon nhỏ, nhiều lần thì số lượng như vậy”, Thượng tá Nam trình bày trong bản tường trình.
 
 
Ngoài ra, Thượng tá Nam cũng thừa nhận để xảy ra vụ việc trên có một phần bản thân chưa làm tốt việc tuyên truyền cho vợ con việc cho người khác gửi hàng hoá không rõ nguồn gốc, xuất xứ trong nhà. Việc bị lực lượng công an kiểm tra, bắt giữ làm ảnh hưởng uy tín bản thân, đơn vị.
 
 
Thượng tá Lê Hoàng Việt – Phó Chính ủy Bộ chỉ huy BĐBP tỉnh An Giang cho biết, sau khi sự việc xảy ra, đơn vị đã thành lập tổ xác minh. Biên phòng tỉnh An Giang khẳng định, đến nay vẫn chưa có cơ sở định giá về giá trị của số hàng lậu mà công an phát hiện vì đây là hàng cũ đã qua sử dụng.
 
 
“Hiện tổ xác minh của Biên phòng An Giang đang tiếp tục phối hợp với Công an An Giang tiếp tục điều tra xác minh, làm rõ. Sau khi có kết luận chính thức của Công an An Giang đối với vụ việc, Biên phòng An Giang sẽ kiểm điểm trách nhiệm và xử lý với quan điểm sai đến đâu xử lý đến đó”, Thượng tá Việt nói./.