Đây là chuyến bay cuối cùng trong chuỗi sứ mệnh xây dựng trạm vũ trụ trong năm nay và nhiệm vụ cuối cùng trong 6 lần phóng của giai đoạn kiểm nghiệm các công nghệ cốt lõi trên trạm vũ trụ của Trung Quốc.

9ec69a68d22a3b74623b-20211016081238-1634374660.jpg
Tàu vũ trụ có người lái Thần Châu 13. (Ảnh: AP)

Thần Châu 13 mang theo 3 phi hành gia gồm Trác Chí Cương, Vương Á Bình và Diệp Quang Phú với nhiệm vụ xây dựng trạm vũ trụ Trung Quốc. Trong đó, Trác Chí Cương là người Trung Quốc đầu tiên để lại dấu chân trong không gian trong sứ mệnh đưa người vào vũ trụ của tàu Thần Châu 7 năm 2008; Diệp Quang Phú là người lần đầu bay vào vũ trụ và Vương Á Bình là nữ phi hành gia đầu tiên có mặt trên trạm vũ trụ và bước ra ngoài không gian của Trung Quốc.

than-chau-20211016082115-1634374694.jpg
Nhóm phi hành gia Trung Quốc gồm Trác Chí Cương, Vương Á Bình và Diệp Quang Phú. Ảnh: Tân Hoa Xã 

Theo kế hoạch, sau khi đi vào quỹ đạo, Thần Châu 13 sẽ tiến hành lắp ráp tự động với module lõi, tạo thành một tổ hợp với module và các tàu chở hàng Thiên Châu 2 và Thiên Châu 3. Các phi hành gia sẽ ở trên vũ trụ khoảng 6 tháng, khoảng thời gian dài nhất đối với các nhà du hành vũ trụ Trung Quốc.

Khoảnh khắc tên lửa đẩy Trường Chính 2F rời bệ phóng, mang tàu Thần Châu 13 và các phi hành gia lên trạm không gian. 

Trung Quốc phóng tàu vũ trụ có người lái đầu tiên năm 2003, đưa nước này trở thành nước thứ 3 đưa người lên vũ trụ sau Mỹ và Liên Xô (cũ)./ .