Tác dụng phụ có thể gặp khi tiêm vắc xin Covid-19 cho trẻ 5-11 tuổi

 

Trẻ có thể sẽ gặp tác dụng phụ thông thường như mệt mỏi, đau đầu, sốt, đau cơ và ớn lạnh với tỷ lệ thấp khi tiêm vắc xin Pfizer và buồn nôn, sưng đau ở nách, ban đỏ tại vị trí tiêm... nếu tiêm Moderna.

Bộ Y tế đã chính thức phê duyệt vắc xin phòng Covid-19 Comirnaty (Pfizer BioNTech Covid-19 Vaccine) - vắc xin Pfizer và vắc xin Moderna cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi tại Việt Nam. Trẻ sẽ chỉ tiêm 2 mũi vắc xin cùng loại (cách nhau 4 tuần), không tiêm trộn vắc xin.

Đối với vắc xin Pfizer cho trẻ từ 5 đến dưới 12 tuổi, mỗi liều 0,2 ml chứa 10 mcg vắc xin mRNA Covid-19, dạng bào chế của vắc xin là hỗn dịch đậm đặc pha tiêm.

tiem-vaccine-covid-cho-tre-em-9157-5692-0649-1649036643.jpeg
3 ngày đầu sau khi tiêm, trẻ cần có người hỗ trợ suốt 24/24 giờ theo dõi phản ứng sau tiêm

Thạc sĩ bác sĩ Nguyễn Hiền Minh, Phó trưởng đơn vị Tiêm chủng Bệnh viện Đại học Y Dược TP HCM cho biết, với vắc xin Pfizer, những phản ứng thường gặp sau tiêm vắc xin cho trẻ 5-11 tuổi bao gồm mệt mỏi (50%), đau đầu (30%), tấy đỏ và sưng tại vị trí tiêm (20%), đau cơ và ớn lạnh (10%), sốt (10%, tần suất cao hơn đối với liều thứ 2).

Với vắc xin Moderna, những phản ứng thường gặp sau tiêm vắc xin ở trẻ 5-11 tuổi bao gồm đau tại vị trí tiêm (98,4%), mệt mỏi (73,1%), đau đầu (62,1%), đau cơ (35,3%), ớn lạnh (34,6%), buồn nôn/nôn mửa (29,3%), sưng/đau ở nách (27.0%), sốt (25,7%), ban đỏ tại vị trí tiêm (24,0%), sưng tại vị trí tiêm (22,3%) và đau khớp (21,3%).

Những phản ứng nghiêm trọng rất hiếm gặp sau tiêm 2 vắc xin Pfizer và Moderna cho trẻ em 5 -11 tuổi bao gồm viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim, phản ứng phản vệ.

Bác sĩ Hiền Minh lưu ý phụ huynh cần chú ý các dấu hiệu bất thường để cho trẻ nhập viện theo dõi ngay. Các triệu chứng bao gồm như kích thích vật vã, lừ đừ, bỏ bữa, quấy khóc dai dẳng, đau ngực, trống ngực, mệt lả, vã mồ hôi, khó thở, sốt cao khó hạ nhiệt độ, hoặc kéo dài hơn 24 giờ, phát ban tiến triển nhanh trong vòng vài giờ...

PGS-TS Dương Thị Hồng, Phó viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ T.Ư, Bộ Y tế khuyến cáo, 3 ngày đầu sau khi tiêm, trẻ cần có người hỗ trợ suốt 24/24 giờ theo dõi phản ứng sau tiêm; trẻ cần tránh vận động mạnh để giảm nguy cơ tăng nặng trong tình huống có phản ứng viêm cơ tim sau tiêm vắc xin (rất hiếm gặp).

Công tác tiêm chủng sẽ được triển khai trong tháng 4, tại trường học và các cơ sở tiêm chủng cố định, tiêm lưu động. Triển khai trước cho nhóm từ 11 tuổi, tức trẻ học lớp 6, sau đó hạ thấp dần độ tuổi.

Điểm mặt những thực phẩm giúp cải thiện sức khỏe phổi hậu Covid-19

Dưới đây là một số thực phẩm giúp tăng cường sức khỏe của phổi và chống lại nhiễm bệnh mà bạn nên bổ sung vào chế độ ăn uống.

picture1-2-0654-1649036705.jpg

Cà chua: Cà chua có thể làm giảm viêm đường thở ở những người bị hen suyễn cũng như cải thiện chức năng phổi ở những người bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).

Củ cải đường và rau xanh: Củ cải đường và rau xanh có chứa các hợp chất giúp tối ưu hóa chức năng của phổi. Chúng rất giàu nitrat, đã được chứng minh là có tác động tích cực đến phổi.

Trà xanh: Trà xanh có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm, có thể giúp giảm viêm ở phổi. Loại trà này cũng có khả năng bảo vệ các mô phổi khỏi tác hại khi hít phải khói bụi.

Bí ngô: Loại thực phẩm này chứa nhiều carotenoid, bao gồm beta carotene, lutein và zeaxanthin có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm.

Nghệ: Tiêu thụ nghệ thường xuyên giúp tăng cường sức khỏe tổng thể. Thành phần hoạt chất chính trong nghệ - Curcumin đã được chứng minh là giúp cải thiện sức khỏe của phổi.

Táo: Theo các nghiên cứu, những người ăn táo thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh hen suyễn và ung thư phổi thấp hơn.

picture7-0654-1649036730.jpg

Quả việt quất: Loại quả này chứa nhiều chất dinh dưỡng. Chúng rất giàu flavonoid gọi là anthocyanin, được chứng minh là có tác dụng bảo vệ mô phổi khỏi bị tổn thương do quá trình oxy hóa.

Ngoài ra, các loại đậu, rau, trái cây, các loại hạt và ngũ cốc cũng là những thực phẩm lành mạnh có thể cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết và giúp phổi khỏe mạnh hơn.

Tránh tiêu thụ: Đường, chất béo, dầu, thịt chế biến, thực phẩm chế biến, muối, caffein, siro, rượu, hút thuốc và thức ăn nhanh.

Cùng với những thay đổi quan trọng về chế độ ăn uống, điều quan trọng là phải tăng lượng nước uống vào trong quá trình phục hồi Covid-19.

Các bài tập cho chức năng phổi tốt hơn: Tập điều chỉnh nhịp thở, kỹ thuật tăng cường cơ thở, bài tập tim mạch, bài tập hít thở. Bên cạnh đó, có các tư thế cải thiện tình trạng khó thở như: Tư thế nghiêng người về phía trước, tư thế nằm sấp, hít thở bằng bụng.

Ăn uống đầy đủ, lành mạnh, tập yoga và một số bài tập thở, thay đổi lối sống, có thể tăng cường chức năng phổi và giúp bạn phục hồi Covid-19 một cách dễ dàng.

3 cơ chế gây ra tình trạng hậu Covid-19

Nhiều bệnh nhân sau khi âm tính Covid-19 vẫn còn tồn tại các triệu chứng ảnh hưởng sức khỏe. Vậy có phải những triệu chứng này là dấu hiệu của hậu Covid-19, điều gì gây nên tình trạng này.

Hậu Covid-19 là do người bệnh tự nghĩ hay đó là bệnh lý?

Bác sĩ Nguyễn Thị Phương Thy - khoa Nội tổng hợp - Bệnh viện đa khoa Quốc tế Nam Sài Gòn, cho biết hậu Covid-19 được hình thành bởi 3 cơ thế, thứ nhất là sự xâm nhập trực tiếp của virus vào tế bào cơ thể người thông qua thụ thể của men chuyển hóa angiotensin 2 (ACE2), gây ra vô số tổn thương cấu trúc và rối loạn chức năng của tế bào mang thụ thể ACE2 ở hàng loạt các hệ thống cơ quan như: Hô hấp, tim mạch, tiêu hóa, nội tiết, thần kinh, cơ xương khớp, da lông.

Thứ hai là phản ứng viêm và phản ứng miễn dịch quá mức của cơ thể trong quá trình chống lại sự xâm nhập và phát triển của virus, biểu hiện bằng hội chứng nổi tiếng "cơn bão cytokines" gây bệnh cảnh nặng, tổn hại đa cơ quan trong đợt bệnh cấp.

sars-cov-2-5112-3422-0655-1649036764.jpg
Bác sĩ khám mắt cho bệnh nhân hậu Covid-19

Thứ ba là những yếu tố tâm lý xã hội tiêu cực từ đại dịch như: Mắc bệnh, nghèo đói, mất việc, cách ly, mất người thân, đặc biệt là những bệnh nhân sống sót sau bệnh cảnh nguy kịch, từng điều trị tại đơn vị chăm sóc tích cực (ICU),... ảnh hưởng rất lớn đến tâm lý người bệnh.

Hậu Covid-19 biểu hiện ở nhiều cơ quan khác nhau

Theo bác sĩ Thy, không giống với một số bệnh lý khác, hậu Covid-19 vẫn có thể xảy ra đối với người bị nhiễm Covid-19 nhẹ, hoặc thậm chí trong thời gian mắc bệnh họ không có triệu chứng.

Nhóm triệu chứng toàn thân sẽ có biểu hiện mệt mỏi, các triệu chứng biểu hiện rõ nét hơn sau các hoạt động thể lực hoặc tinh thần; đau mỏi cơ, mau mệt, mất năng lượng học tập và làm việc.

Nhóm triệu chứng cơ quan hô hấp, tim mạch: Khó thở hoặc cảm giác hụt hơi, ho kéo dài, đau ngực.

Nhóm triệu chứng tâm thần kinh và nội tiết: Suy giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung tư tưởng và rối loạn giấc ngủ; mất vị giác hoặc rối loạn cảm giác vị giác, khứu giác; trầm cảm hoặc lo âu; chu kỳ kinh nguyệt…

Thời điểm thăm khám hậu Covid-19 phù hợp?Khi xuất hiện triệu chứng mới hoặc triệu chứng dai dẳng sau 4-12 tuần khỏi Covid-19 nhưng các triệu chứng không cải thiện theo thời gian. Hoặc bất cứ khi nào xuất hiện triệu chứng mới làm ảnh hưởng sinh hoạt, giảm chất lượng cuộc sống.

Nếu không có triệu chứng thì cần tầm soát hậu Covid-19 4-12 tuần sau khi xuất viện đối với các nhóm bệnh nhân có bệnh lý nền, trên 60 tuổi, mắc Covid-19 nặng trong giai đoạn cấp

Nếu không có dấu hiệu gì bất thường người bệnh có thể cân nhắc kiểm tra sức khỏe định kỳ. Thời gian sắp xếp nhưng không muộn hơn 6 tháng từ khi nhiễm bệnh, lưu ý đây là kiểm tra sức khỏe định kỳ không phải là khám bắt buộc.

Vì sao hết Covid-19 có thể bị tê ngứa chân tay?

Nghiên cứu mới đây phát hiện một số người từng nhiễm Covid-19 đang gặp các vấn đề sức khỏe do tổn thương thần kinh ngoại biên. Triệu chứng là đau, ngứa ran và tê ở bàn tay, bàn chân.

Tất cả họ đều nhiễm Covid-19 vào những tháng đầu tiên khi đại dịch bùng nổ. Các triệu chứng tổn thương thần kinh ngoại biênxuất hiện trong và sau khi họ nhiễm Covid-19, theo tờ The Jerusalem Post (Israel).

4-ta-ban-tay-shutterstock-6332-0657-1649036800.jpg
Nghiên cứu phát hiện bệnh nhân khỏi Covid -19 có thể bị tổn thương dây thần kinh ngoại biên, dẫn đến tê bàn tay, bàn chân

Nghiên cứu do các nhà khoa học Mỹ thực hiện và được công bố trên chuyên san Pain. Nhóm nghiên cứu đã phân tích dữ liệu sức khỏe của 1.556 người, thu thập từ 16.3.2020 đến 12.1.2021. Trong đó, 542 người dương tính với Covid-19.

Các kết quả cho thấy những người có dương tính với Covid-19 có nguy cơ bị đau, tê hoặc ngứa ran ở bàn tay, bàn chân cao hơn khoảng 3 lần với người không nhiễm Covid-19.

Trước đây, khoa học đã biết một số bệnh nhiễm trùng do virus gây ra như HIV và bệnh Zona có thể gây các vấn đề thần kinh. Nguyên nhân là do virus làm tổn thương dây thần kinh.

Nghiên cứu phát hiện gần 30% bệnh nhân có kết quả xét nghiệm dương tính với Covid-19 có các vấn đề về thần kinh. Khoảng 6 đến 7% trong số đó vẫn bị các triệu chứng thần kinh kéo dài từ 2 tuần đến 3 tháng sau khi khỏi bệnh.

“Những bằng chứng này cho thấy virus có thể gây ra các triệu chứng kéo dài lên các dây thần kinh ngoại biên”, tiến sĩ Simon Haroutounian, đồng tác giả nghiên cứu tại Đại học Washington (Mỹ), giải thích.

Một số người tham gia nghiên cứu đã tìm đến Trung tâm điều trị đau của Đại học Washington (Mỹ) để kiểm tra. Hầu hết họ và những người tham gia nghiên cứu đều có các triệu chứng Covid-19 nhẹ đến trung bình.

Hiện tại, giới y học vẫn chưa chẩn đoán chính xác bất kỳ căn bệnh thần kinh nào liên quan đến Covid-19. Tiến sĩ Haroutounian cho biết rất nhiều phương pháp điều trị các vấn đề thần kinh hiện tại là khá giống nhau. Do đó, các loại thuốc dùng để trị bệnh thần kinh ngoại biên do tiểu đường, HIV cũng có thể được điều trị cho các nguyên nhân gây tổn thương thần kinh ngoại biên khác, thậm chí do Covid-19.

Nhóm nghiên cứu hiện vẫn đang theo dõi sức khỏe những người bị tê tay, tê chân sau khi nhiễm Covid-19. Họ đang nỗ lực để tìm ra cách điều trị tốt hơn cho các bệnh nhân này, theo The Jerusalem Post./.