Dư lượng thuốc trừ sâu hay thuốc bảo vệ thực vật là một vấn đề nổi cộm trong lĩnh vực rau quả. Tại Trung Quốc, mỗi năm có khoảng 200.000 người bị ngộ độc do tiêu thụ thực phẩm nhiễm thuốc trừ sâu, chiếm khoảng 1/3 số vụ ngộ độc.

Nhiều người đã quen với việc ngâm rau một thời gian sau khi rửa và nghĩ rằng như thế sẽ giúp loại bỏ thuốc trừ sâu còn sót lại. Để đạt hiệu quả tốt hơn, có người kéo dài thời gian ngâm lên 3-4 tiếng, thậm chí qua đêm.

Nhưng bạn có biết rằng hành vi tưởng chừng lành mạnh này không chỉ làm giảm hàm lượng dinh dưỡng của rau mà thậm chí có thể khiến rau bẩn hơn không?

Ngâm rau lâu có tốt không?

Theo độ hòa tan, thuốc trừ sâu có thể được chia thành tan trong nước và tan trong chất béo. Thuốc trừ sâu hòa tan trong nước chủ yếu bao gồm trichlorfon, ethephon và dimethoate; hầu hết các loại thuốc trừ sâu tan trong chất béo là thuốc trừ sâu phospho hữu cơ, chẳng hạn như dimethoate và omethoate.

rua-rau-kieu-nay-khong-sach-con-mat-dinh-duong-1667178886.jpeg
Ảnh minh hoạ.

Hiện nay, hầu hết các loại thuốc bảo vệ thực vật được sử dụng trên rau quả chủ yếu là thuốc trừ sâu tan trong chất béo, điều này là do khả năng thẩm thấu của thuốc trừ sâu tan trong chất béo lớn hơn nhiều so với thuốc tan trong nước và hiệu quả kiểm soát của nó tốt hơn nhiều so với thuốc trừ sâu tan trong nước. Nhưng đồng thời, hiện tượng này cũng làm cho dư lượng thuốc trừ sâu dạng mỡ bám trên bề mặt rau quả cao hơn hẳn so với thuốc dạng tan trong nước.

Phương pháp truyền thống ngâm trong nước chỉ có thể loại bỏ thuốc trừ sâu hòa tan trong nước trên bề mặt của trái cây và rau quả, nhưng không thể loại bỏ dư lượng chính của chúng - thuốc trừ sâu hòa tan trong chất béo.

Hơn nữa, trong quá trình ngâm, thuốc trừ sâu trong nước sẽ hòa tan trong nước và tạo thành dung dịch nước với nồng độ nhất định, nếu thời gian ngâm quá lâu, thuốc trừ sâu trong nước có thể bị rau quả hấp phụ trở lại.

Ngoài ra, nếu thời gian ngâm quá lâu, nhiều chất dinh dưỡng hòa tan trong nước trong rau như vitamin C, vitamin B và canxi, magie, sắt, kẽm ... sẽ hòa tan trong nước, dẫn đến mất chất dinh dưỡng. Một nghiên cứu có liên quan đã phát hiện ra rằng khi ngâm rau hơn 15 phút, tỷ lệ mất vitamin C là hơn 90%.

Do đó, phương pháp ngâm rau quả trong nước lâu không khoa học, không những không cải thiện được tỷ lệ loại bỏ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật mà thậm chí có thể khiến rau quả tái hấp phụ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và mất chất dinh dưỡng.

rua-rau-kieu-nay-khong-sach-con-mat-dinh-duong-hinh-2-1667178929.jpg
Ảnh minh hoạ.

Làm thế nào để loại bỏ dư lượng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách?

1. Chần: Sau khi rửa rau, chần trong vòng 1-1,5 phút có thể loại bỏ hầu hết các chất còn sót lại của rau quả, đồng thời không làm mất quá nhiều chất dinh dưỡng của rau. Lấy bắp cải làm ví dụ, rửa bằng nước chỉ có thể loại bỏ 30% hàm lượng methamidophos còn sót lại, trong khi chần trong 1 phút có thể loại bỏ hơn 90%.

2. Gọt vỏ: Đối với một số loại trái cây không thể chần và các loại rau có vỏ dày hơn (như dưa chuột, củ cải, v.v.), có thể loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu bằng cách gọt vỏ. Thuốc trừ sâu thông thường chỉ còn lại trên bề mặt trái cây, tỷ lệ loại bỏ thuốc trừ sâu bằng cách gọt vỏ có thể đạt hơn 90%.

3. Xả nước kiềm yếu: Loại nước có tính kiềm yếu phổ biến trong nhà bếp chủ yếu bao gồm nước vo gạo, nước bột mì và nước muối nở. Hầu hết các loại thuốc trừ sâu đều dễ bị phân hủy trong điều kiện kiềm, do đó, sử dụng loại nước kiềm yếu này để rửa rau quả có tỷ lệ loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu cao hơn một chút so với nước thông thường.

4. Rửa bằng vòi nước: Rửa sạch rau quả bằng vòi nước thay vì ngâm lâu, không những có thể cải thiện tỷ lệ loại bỏ dư lượng thuốc trừ sâu mà còn không làm mất nhiều chất dinh dưỡng.

Đồng thời, cũng nhắc nhở mọi người rửa sạch rau trước rồi mới thái để đảm bảo rau được nguyên vẹn, không chỉ ngăn thuốc trừ sâu hòa tan trong nước ngấm vào rau qua bề mặt cắt của rau mà còn ngăn các chất dinh dưỡng hòa tan khỏi bị phân hủy.

Chuyên gia tư vấn trong bài: Giáo sư, Tiến sĩ Lưu Thiểu Vĩ - Phó Giám đốc kiêm Giáo sư Trung tâm Giám sát Thực phẩm và Dược phẩm, Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc./.