0-1699497138.jpg
Bộ trưởng Y tế Đào Hồng Lan cho biết, về nguyên tắc, cơ sở khám chữa bệnh phải đảm bảo đủ thuốc chữa bệnh, không để người bệnh phải mua thuốc ngoài trong thời gian điều trị nội trú, nếu cho người bệnh tự mua thì dẫn đến nhiều nguy cơ liên quan đến chất lượng thuốc, an toàn người bệnh, giải quyết tranh chấp khi có tai biến, rủi ro, lạm dụng chỉ định...Ảnh: Người Lao động

Đã có thời điểm các bênh viện (BV) lớn như BV Bạch Mai, BV Việt Đức, BV Chợ Rẫy thiếu trầm trọng vật tư y tế, thuốc men…khiến các lãnh đạo BV lên tiếng cảnh tỉnh tình trạng này kéo dài dẫn đến “đóng cửa BV”. Tại một số BV thuộc sở, nhiều bệnh nhân có BHYT nhưng khi tham gia khám chữa bệnh hoặc phẫu thuật, gia đình bệnh nhân phải chi trả khoản thuê máy hoặc mua dao mổ, mua vật tư vì BV không có, hoặc chưa đấu thầu. Khi BV thiếu thuốc, vật tư khiến người bệnh phải tự đi mua những thứ mà đúng ra họ được BHYT chi trả, tình trạng này kéo dài hơn một năm qua.

Sư việc trở thành vấn đề nóng của xã hội và cả nghị trường Quốc hội vào chiều ngày 7/11, trong Phiên chất vấn và trả lời chất vấn Kỳ họp thứ 6, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Y tế Đào Hồng Lan trả lời chất vấn các ĐBQH, về việc bệnh nhân mua thuốc ngoài có được thanh toán BHYT hay không? Bộ trưởng Đào Hồng Lan cho biết, về nguyên tắc, cơ sở khám chữa bệnh phải đảm bảo đủ thuốc chữa bệnh, không để người bệnh phải mua thuốc ngoài trong thời gian điều trị nội trú, nếu cho người bệnh tự mua thì dẫn đến nhiều nguy cơ liên quan đến chất lượng thuốc, an toàn người bệnh, giải quyết tranh chấp khi có tai biến, rủi ro, lạm dụng chỉ định. Ghi nhận, tiếp thu ý kiến của đại biểu, Bộ trưởng nêu rõ, quyền lợi của bệnh nhân, của người tham gia BHYT phải được đảm bảo, đây là yêu cầu chính đáng, cần thiết. Tuy nhiên, hiện nay, chúng ta chưa có quy định về việc trực tiếp thanh toán cho bệnh nhân khi mua thuốc bên ngoài.

Tiếp thu ý kiến của các ĐBQH về việc cần có cơ chế trả lại chi phí cho người bệnh BHYT khi phải tự mua thuốc, vật tư y tế do các BV không cung cấp đủ. Ngay trong chiều tối 7/11, Bộ Y tế tổ chức Toạ đàm xây dựng thông tư “Quy định thanh toán chi phí thuốc, vật tư y tế trong khám, chữa (KCB) BHYT với những trường hợp đặc biệt”, nhằm lấy ý kiến của Bộ Tài chính, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam cùng nhiều bộ, ngành khác để sớm triển khai.

Thông tư này phần nào giúp hạ nhiệt những bức xúc của dư luận nhiều ngày qua về tình trạng thiếu vật tư y tế, thuốc tại các cơ sở khám chữa bệnh.

“Quy định thanh toán chi phí thuốc, vật tư y tế trong khám, chữa bệnh BHYT với những trường hợp đặc biệt”

00-1699497177.jpg
Các bác sỹ và phẫu thuật viên Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên thực hiện cắt bỏ u thùy gan trái có huyết khối tĩnh mạch cửa cho người bệnh. Ảnh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Tại buổi toạ đàm, bà Trần Thị Trang - Vụ trưởng Vụ BHYT Bộ Y tế - cho biết: Tình trạng người bệnh BHYT phải mua thuốc ngoài, khi cơ sở KCB không cung ứng được, đã trở thành vấn đề nóng từ kỳ họp Quốc hội tháng 5/2023.

Vì thế, Bộ Y tế đã giao cho Vụ BHYT xây dựng Thông tư Quy định thanh toán chi phí thuốc, vật tư y tế trong KCB BHYT với những trường hợp đặc biệt và đang lấy ý kiến các bộ, ban, ngành, địa phương để hoàn thiện.

Việc Bộ Y tế tổ chức toạ đàm về vấn đề thanh toán trực tiếp cho người bệnh khi cơ sở KCB thiếu thuốc, vật tư ngay sau buổi chất vấn là sự tiếp thu ý kiến các đại biểu Quốc hội rất nhanh chóng. Mặc dù là vấn đề khó, nhưng với tinh thần đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân, Bộ Y tế đang nỗ lực xây dựng Thông tư để sớm đưa vào thực hiện với nguyên tắc cố gắng tối đa để người bệnh không phải thiếu thuốc và quyền lợi của người tham gia BHYT được đảm bảo - Bà Trang chia sẻ.

Dự thảo Thông tư quy định cụ thể về giá, về hình thức thanh toán, quy trình thủ tục... đảm bảo đúng, đủ, chặt chẽ và khả thi, đồng thời, cũng phòng ngừa việc cơ sở KCB lạm dụng các quy định này để không đảm bảo cung ứng thuốc cho người bệnh.

Thông tư này chỉ áp dụng trong trường hợp bất khả kháng, giải quyết 1 số hệ lụy sau 3 năm chống dịch và những khó khăn trong giai đoạn hiện nay. Còn biện pháp lâu dài vẫn là tổ chức mua sắm, bảo đảm cung ứng đủ thuốc, vật tư cho người bệnh BHYT, để không phải sử dụng quy định này.

Việc thanh toán chi phí thuốc, vật tư y tế trong trường hợp đặc biệt (sau đây gọi tắt là thanh toán trực tiếp) có cơ sở pháp lý, dựa trên Luật BHYT và một số văn bản của Bộ Y tế trước đây. Tuy nhiên, theo Thông tư này, không phải bệnh nhân nào cũng được thanh toán trực tiếp, mà phải đáp ứng ba điều kiện:

Người bệnh được chẩn đoán và kê đơn thuốc, vật tư y tế trong phạm vi được hưởng tại cơ sở KCB nhưng tại thời điểm đó, cơ sở KCB này không có thuốc, vật tư y tế.

Thuốc, vật tư y tế mà người bệnh được kê đơn đã được thanh toán hoặc chưa được thanh toán BHYT trước đó tại cơ sở KCB.

Cơ sở KCB không có sẵn thuốc, vật tư y tế để điều trị cho người bệnh, vì lý do khách quan: Đã đấu thầu thuốc, vật tư y tế đó nhưng không có đơn vị trúng thầu; Có kết quả thầu nhưng tại thời điểm chỉ định thuốc, vật tư y tế cho người bệnh, nhà cung ứng không cung cấp được; Trường hợp chậm có kết quả đấu thầu tập trung cấp quốc gia, cấp địa phương và đàm phán giá mà cơ sở KCB chưa tổ chức đấu thầu được.

Với các loại thuốc, vật tư y tế đã thanh toán BHYT trước đó tại cơ sở KCB, thì mức giá thanh toán là giá thanh toán BHYT tại thời điểm gần nhất so với thời điểm mà cơ sở y tế hoặc người bệnh phải mua thuốc.

Với các thuốc, vật tư y tế chưa thanh toán BHYT trước đó tại cơ sở KCB thì mức giá thanh toán là giá trúng thầu thấp nhất tại thời điểm người bệnh mua thuốc.

Giá trúng thầu được tra cứu trên trang Thông tin điện tử của Bộ Y tế và của Bảo hiểm xã hội Việt Nam, theo các nguyên tắc được quy định rõ.

Để giám sát các trường hợp thanh toán trực tiếp, Bảo hiểm Xã hội Việt Nam sẽ ban hành quy trình giám định các trường hợp thanh toán trực tiếp từ quỹ BHYT.

34-1699497220.jpg
Các bác sỹ và phẫu thuật viên Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên thực hiện cắt bỏ u thùy gan trái có huyết khối tĩnh mạch cửa cho người bệnh. Ảnh Bệnh viện Trung ương Thái Nguyên

Các đại biểu cũng bàn về mức giá sẽ thanh toán trực tiếp, các quy định thanh toán trong trường hợp bệnh nhân mang thuốc, vật tư từ nước ngoài về có đủ hoá đơn; thời hạn của Thông tư …