Tại cầu cảng, con cá màu đen, đốm trắng, dài khoảng hơn 5m đã được cần cẩu kéo lên bờ, nằm phơi dưới nắng nóng. Theo những người dân địa phương, con cá này là cá nhám voi, được một tàu cá Thanh Hóa đang khai thác tại vùng biển 53o  53 vĩ độ Bắc, 105o  kinh độ Đông thì phát hiện đã chết dạt vào lưới nên đã kéo về cảng cá Quỳnh Phương, sau đó thuê cần cẩu trục lên bờ. Do cá nhám voi là loài động vật quý hiếm và mang yếu tố tâm linh nên không ai dám xẻ thịt. Hiện chính quyền địa phương đang cắt cử bảo vệ dân phố trông coi xác cá để chờ phương án xử lí.

k-1690526639.jpg
Con cá nhám voi được cần cẩu kéo lên cầu cảng

Cá nhám voi hay cá mập voi (tên khoa học Rhincodon typus Smith) là thành viên đặc biệt trong phân lớp Elasmobranchii (cá mập, cá đuối) của lớp cá sụn (Chondrichthyes), thuộc bộ nhám râu Orectolobifomes, họ cá nhám voi Rhincodontidae. Đây là loài cá mập lớn nhất và cũng là một trong những loài cá có kích thước lớn nhất hiện còn sống, nằm trong danh mục loài thủy sản nguy cấp, quý hiếm..

kk-1690526685.jpg
Con cá đã chết trước khi được vận chuyển lên bờ, nằm phơi dưới nắng nóng

Nghị định 103/2013 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thủy sản quy định, hành vi khai thác, mua bán, thu gom, nuôi, lưu giữ, sơ chế, chế biến các loài thủy sinh quý hiếm có nguy cơ tuyệt chủng rất lớn (mức EN) có thể bị phạt tiền từ 10.000.000-50.000.000 đồng tùy khối lượng sinh vật.

kkk-1690526709.jpg
Tàng trữ trái phép động vật quý hiếm có thể bị xử phạt hành chính và xử lí hình sự

Ngoài ra, bắt đầu từ ngày 1/1/2018, người có hành vi tàng trữ trái phép cá thể, bộ phận cơ thể không thể tách rời sự sống hoặc sản phẩm của động vật hoang dã, động vật nguy cấp, quý, hiếm thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 234 hoặc Điều 244 của Bộ luật Hình sự sửa đổi năm 2017. Mức phạt có thể lên tới hàng trăm triệu đồng và phạt tù tới 15 năm.