Nắng nóng gay gắt khiến cơ thể khó chịu và dễ mất sức nhất. Thực phẩm bù nước, điện giải được ưu tiên trong những ngày nắng nóng. Sau đây là những thực phẩm không chỉ giúp giải nhiệt mà còn tránh được nhiều bệnh do nắng nóng gây ra.


 
Ảnh minh họa: Internet
 
Nắng nóng gay gắt có thể gây ra nhiều căn bệnh nguy hiểm. Từ các bệnh về đường hô hấp, dịch bệnh mùa nóng cho đến sốc nhiệt, đột quỵ... đều đặt chúng ta đứng trước những rủi ro. Trong khi đó, chế độ ăn uống là cách đơn giản nhất giúp chúng ta phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro một cách hiệu quả.
 
Mướp đắng
 
Mướp đắng hay còn gọi là khổ qua, từ lâu vốn nổi tiếng là loại thực phẩm lành mạnh, an toàn cho sức khỏe. Mướp đắng giúp hạ đường huyết, nuôi dưỡng và trẻ hóa làn da, giúp cơ thể giải nhiệt hiệu quả vào mùa hè nóng bức.
 
Hơn nữa, loại quả này chứa nhiều vitamin và khoáng chất, giúp tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, kháng khuẩn, kháng viêm tốt, ngăn ngừa và có tác dụng tiêu diệt tế bào ung thư.
 
Bởi vậy, mùa hè là thời điểm thích hợp để ăn các món chế biến từ mướp đắng như canh mướp đắng nhồi thịt, mướp đắng xào trứng, mướp đắng chà bôp ướp lạnh, mướp đắng xào thịt bò...


 
Cam có chứa hàm lượng kali cao, một chất dinh dưỡng rất thiết yếu cho cơ thể trong mùa hè. Vì kali thường bị mất đi thông qua quá trình tiết mồ hôi, dẫn đến nguy cơ bị chuột rút ở cơ bắp. Do đó, việc ăn cam sẽ giúp cơ thể bổ sung chất kali. Ảnh minh họa: Internet
 
Rau diếp xoăn
 
Rau diếp xoăn là loại rau có tác dụng bồi bổ cơ thể, làm tăng sự bài tiết và thải nước tiểu của cơ thể, có lợi cho sức khỏe con người đặc biệt là cho chức năng gan, bàng quang.
 
Chất inulin có trong loại rau này giúp cải thiện tình trạng táo bón, tiêu chảy do nhiễm trùng, tốt cho tim mạch và đái tháo đường... Rau diếp xoăn đã được dùng làm thuốc tại nhiều nơi trên thế giới cách đây trên 5.000 năm. Nhựa từ thân rau diếp xoăn được dùng để tăng tiết sữa cho các sản phụ. Hoa được dùng chữa sưng mắt. Lá giã nát đắp vết thương bị bầm. Rễ dùng làm thuốc lợi tiểu, trị nóng sốt và vàng da.
 
Các bộ phận của rau diếp xoăn từ gốc đến ngọn đều có thể dùng như dược thảo để khắc phục chứng rối loạn cho gan. Mỗi ngày nên dùng 30-60ml nước ép rau diếp xoăn, kể cả rễ, chia uống làm 3 lần/ngày sẽ có tác dụng khử độc cho gan, giúp gan làm việc tốt. Ngoài ra nước ép rau diếp còn khắc phục sự cố rối loạn chức năng bàng quang, ứ mật, vàng da và bệnh lách to, giúp gan và túi mật làm tốt chức năng vốn có.


 
Rau diếp xoăn là loại rau có tác dụng bồi bổ cơ thể, làm tăng sự bài tiết và thải nước tiểu của cơ thể, có lợi cho sức khỏe con người đặc biệt là cho chức năng gan, bàng quang. Ảnh minh họa: Internet
 
Cam
 
Cam có chứa hàm lượng kali cao, một chất dinh dưỡng rất thiết yếu cho cơ thể trong mùa hè. Vì kali thường bị mất đi thông qua quá trình tiết mồ hôi, dẫn đến nguy cơ bị chuột rút ở cơ bắp. Do đó, việc ăn cam sẽ giúp cơ thể bổ sung chất kali.
 
Ngoài ra, nước chiếm 80% thành phần của cam, do đó một vài lát cam mát lạnh sẽ giữ cho cơ thể luôn đủ nước vào những ngày hè nóng nực.
 
Bí đao
 
Vị ngọt, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, giải thử, sinh tân, chỉ khát. Bí đao thường dùng nấu canh tôm, canh cua giải nhiệt. Người bị phù, béo phì, tiểu tiện khó dùng bí đao nấu với cá, đậu đỏ ăn rất tốt vì nó giúp tiêu hoá, lợi tiểu.


 
Hàm lượng protein cao nên sữa chua trở thành món ăn vặt bổ dưỡng thích hợp trong mùa hè. Bạn có thể dễ dàng mang theo loại thực phẩm này bên mình vào những chuyến đi biển. Ảnh minh họa: Internet
 
Hạt kiều mạch
 
Kiều mạch còn gọi tam giác mạch hay lúa mạch đen, thuộc họ rau răm. Ở nước ta, kiểu mạch được trồng bạt ngàn ở các tỉnh miền Bắc như Cao Bằng, Hà Giang, Lạng Sơn. Đây là loại hạt được xem là lương thực phụ của người dân nơi này.
 
Hạt kiều mạch có giá trị dinh dưỡng cao hơn nhiều so với các loại ngũ cốc khác. Theo Đông y, kiểu mạch có vị chat, tính bình có tác dụng thanh nhiệt giải độc, lợi thấp tiêu thũng. Các thành phần trong hạt kiểu mạch có thể giúp làm giảm cholesterol xấu, tăng cholesterol tốt trong máu, ngăn ngừa các tai biến mạch máu do xơ vữa động mạch, tăng huyết áp và các rối loạn tuần hoàn tĩnh mạch nhờ có nguồn chất rutin tự nhiên dồi dào.
 
Sữa chua
 
Hàm lượng protein cao nên sữa chua trở thành món ăn vặt bổ dưỡng thích hợp trong mùa hè. Bạn có thể dễ dàng mang theo loại thực phẩm này bên mình vào những chuyến đi biển.
 
Sữa chua cũng giúp cơ thể bạn bớt cảm thấy đói, nhờ vậy tránh ăn nhiều món thịt nướng hoặc đồ ăn vặt có nhiều muối, hàm lượng calo cao.
 
Bạn nên chọn sữa chua ít béo vì có chứa gấp đôi hàm lượng protein so với các loại sản phẩm thông thường. Không những thế, sữa chua còn chứa probiotic, là một vi khuẩn giúp cải thiện hệ tiêu hóa hoạt động tốt. Bạn có thể kết hợp thêm các loại trái cây tươi mát nhằm làm sữa chua ngon hơn nhé.
 
Cây bạc hà
 
Một trong những loại thảo mộc tiếp thêm sinh lực, bạc hà tươi đã được sử dụng trong nhiều thế kỷ để làm mát cơ thể trong thời tiết nóng. Bạn có thể dùng trong trà hoặc thêm vào đồ uống mát hay salad.
 
Đậu phụ
 
Vị ngọt, mát có tác dụng thanh nhiệt, nhuận táo, bổ trung, giải độc và sinh nước bọt. Đậu phụ dễ chế biến, có thể chần ăn sống, kho với bột nghệ, rán hoặc nhồi thịt, sốt hoặc nấu canh với cà chua...
 
Bột sắn
 
Trong Đông y, sắn dây còn là vị thuốc với tên gọi là cát căn. Cát căn có vị ngọt, tính bình, có tác dụng giải cơ thoái nhiệt, sinh tân chỉ khát và dùng chữa biểu chứng miệng khát nhức đầu, tả lỵ ra máu, cực tốt để giải nhiệt ngày nắng nóng.
 
Một ly bột sắn dây, thêm chanh tươi và chút đường cùng nước ấm để giải cảm nắng hiệu quả.
 
Bưởi
 
Với khoảng 91% nước, bưởi là một trong những loại trái cây tốt nhất để ngăn mất nước. Nó chứa lượng kali dồi dào giúp cơ thể phục hồi sau khi mất nước do đổ mồ hôi.


 
Nước mía: Có thể ăn sống, ép hoặc sắc lấy nước uống. Nước mía giúp phòng các chứng bệnh viêm nhiệt, miệng khô họng khát, sốt cao mất nước... Ảnh minh họa: Internet
 
Nước chanh
 
Uống nước chanh hoặc chanh vắt vào nước soda với một chút muối và đường rất tốt vào mùa nóng. Nó thay thế muối và chất điện giải bị mất do ra mồ hôi nhiều.
 
Ngoài ra, có thể tham khảo thêm các món ăn dưới đây cũng rất tốt cho cơ thể vào ngày nắng nóng
 
Thịt bò nấu rau cải: Công dụng giải cảm mạo phong hàn, trị đau đầu, đau nhức xương khớp...
 
Cháo bạc hà: Món này có tác dụng trị các chứng da nóng ra nhiều mồ hôi, đau đầu, bụng trướng...Rất giúp ích cho da nóng vào trời mùa hè.
 
Đậu xanh nấu bạc hà, kim ngân hoa: Món này có tác dụng trị chứng toàn thân đau mỏi, khát nước.
 
Nước ép bí đao: Bí đao 500g, ép lấy nước, cho thêm chút muối, uống 2 - 3 lần trong ngày, có tác dụng chống cảm nắng mụn nhọt, rôm sảy.
 
Nước atiso: Nấu lấy nước uống như trà. Bông atiso được nấu chín có tác dụng bổ gan, lọc máu, bổ tim, chống độc, lợi tiểu.
 
Nước vối: Lá vối được đun sôi. Nước vối giúp giải khát, giải nhiệt, có tác dụng lợi tiểu và mát.
 
Nước mía: Có thể ăn sống, ép hoặc sắc lấy nước uống. Nước mía giúp phòng các chứng bệnh viêm nhiệt, miệng khô họng khát, sốt cao mất nước...
 
Rau gia vị: Ví dụ như tía tô, mùi tàu, thìa là, rau ngổ, rau răm, hành hoa, hẹ ... Các loại gia vị củ như: hành, tỏi, gừng, riềng, nghệ... cũng giúp bổ dưỡng nhiều vitamin, khoáng chất, kháng sinh thực vật và hương liệu kích thích ăn ngon miệng.