Nhìn hình ảnh người mẹ chắp tay liên tục gào khóc gọi con, thật xé lòng các mẹ ạ! Đó là người mẹ của một chiến sĩ trẻ tuổi Lê Tuấn Anh, chỉ mới vừa 20 tuổi, anh là một trong 22 cán bộ, chiến sĩ của Đoàn Kinh tế Quốc phòng 337 (Quân khu IV) vụ vùi lấp tại Quảng Trị.
Người mẹ với dáng người gầy, hai bàn tay nhăn nheo vì quanh năm lam lũ nhọc nhằn, bây giờ lại mất đi người con trai tuổi còn quá trẻ, còn bao nhiêu hoài bão phía trước. Xin phép được gọi là em Tuấn Anh nhé "Em ơi, dậy đi, Mẹ đang gọi em, gia đình em đang chờ em trở về"! Tiếng gọi xa xăm, khan đục nơi cổ họng, nghẹn thắt không thành tiếng...
Người mẹ với dáng người gầy, hai bàn tay nhăn nheo vì quanh năm lam lũ nhọc nhằn, bây giờ lại mất đi người con trai tuổi còn quá trẻ, còn bao nhiêu hoài bão phía trước. Xin phép được gọi là em Tuấn Anh nhé "Em ơi, dậy đi, Mẹ đang gọi em, gia đình em đang chờ em trở về"! Tiếng gọi xa xăm, khan đục nơi cổ họng, nghẹn thắt không thành tiếng...
Ngất xỉu rồi tỉnh dậy, mẹ chiến sĩ Lê Tuấn Anh – một trong 22 cán bộ, chiến sĩ của Đoàn Kinh tế Quốc phòng 337 (Quân khu IV) vụ vùi lấp tại Quảng Trị, thất thần gào khóc thảm thiết. Ảnh chụp báo NLĐ
Ngồi trước hiện trường, ông Lê Đình Huấn (bố chiến sĩ Lê Tuấn Anh; huyện Cam Lộ, Quảng Trị) cố gắng để khỏi phải bật khóc. Tuy nhiên, mỗi lần nhìn thấy thi thể được đưa ra, người đàn ông này lại ngấn lệ, quay sang động viên người vợ.
Trên người ông còn mặc chiến áo lính in dòng chữ "Lê Tuấn Anh". Đó là áo mà con trai từng gửi tặng cách đây 6 tháng.
Chiếc áo in dòng chữ Lê Tuấn Anh được chiến sĩ tặng lại bố của mình trước khi bị vùi lấp.
Lúc 5 giờ, ngày 18-10, điện thoại ông nhận được cuộc gọi từ đồng đội của Tuấn Anh, trước khi bấm nghe, linh tính ông cảm nhận điều chẳng lành. Đến khi nghe thông báo xong mặt ông tối sầm, đứa con trai 20 tuổi đã mất liên lạc. "Hôm nay, mặc chiếc áo của con cảm giác thấy con đang bên cạnh", ông Huấn tâm sự.
Ông Huấn tìm cách động viên vợ giữ bình tĩnh.
Bà Trương Thị Khuyên (mẹ Tuấn Anh) không thể nói được một lời. Hết ngất xỉu thì tỉnh dậy gào thét tên con. Ở góc đường, bà liên tục chắp tay bám víu vào sự may mắn.
"Rùa ơi (Tên gọi thường ngày của Tuấn Anh – PV), con khoe là có quà cho mẹ, con đâu rồi…", bà Khuyên gào trong tuyệt vọng.
Bà Khuyên kêu trong tuyệt vọng
Bà cho biết hai ngày trước, con trai có gọi điện thoại và khoe còn 3 tháng nữa sẽ xuất ngũ. Trong doanh trại tự tay làm một món quà lưu niệm để tặng mẹ.
"Cuộc gọi đó, thằng Rùa nói với tôi sẽ đi học ngoại ngữ để xuất khẩu lao động sang Nhật Bản hoặc Hàn Quốc. Chắc giấc mở đó đã khép lại…", bà Khuyên nói dứt lời và tiếp tục ngất đi...
4 hộp cơm do các cán bộ, chiến của Đoàn Kinh tế - Quốc phòng 337 (Quân khu IV) - đồng đội của Tuấn Anh - mua gửi gia đình. Nhưng cơm lúc này đã nguội, mọi người thúc ép bà Khuyên ăn, bà giàn giụa: "Xíu thằng Rùa tỉnh dậy nó ăn. Cơm tôi dành cho nó. Rùa ơi, dậy đi con...".
Không ít lần mẹ chiến sĩ Lê Tuấn Anh ngất xỉu.
CẬP NHẬT: Tính đến 17h30 chiều 18-10, các lực lượng cứu hộ tỉnh Quảng Trị đã tìm được thi thể của 14 cán bộ, chiến sĩ của Đoàn kinh tế - quốc phòng 337 (Quân khu 4) trong vụ sạt lở đất tại thôn Cợp, xã Hướng Phùng, huyện Hướng Hóa, tỉnh Quảng Trị.
Công tác tìm kiếm vẫn đang gấp rút triển khai.
Sau đây là danh sách 22 cán bộ, chiến sĩ Đoàn kinh tế - quốc phòng 337 (Quân khu 4):
1. Lê Văn Quế - sĩ quan. Quê quán: Cam Thành, Cam Lộ, Quảng Trị (đã tìm thấy lúc 9h45 ngày 18-10)
2. Lê Hải Đức - sĩ quan. Quê quán: Lộc Ninh, Đồng Hới, Quảng Bình (đã tìm thấy lúc 8h50 ngày 18-10)
3. Phùng Thanh Tùng - sĩ quan. Quê quán: Nghi Hương, thị xã Cửa Lò, Nghệ An (đã tìm thấy lúc 15h13 ngày 18-10)
4. Phạm Ngọc Quyết - sĩ quan. Quê quán: Quảng Văn, thị xã Ba Đồn, Quảng Bình (đã tìm thấy lúc 14h15 ngày 18-10)
5. Nguyễn Cao Cường - quân nhân chuyên nghiệp. Quê quán: Cường Gián, Nghi Xuân, Hà Tĩnh (đã tìm thấy lúc 13h ngày 18-10)
6. Nguyễn Cảnh Trung- quân nhân chuyên nghiệp. Quê quán: Thượng Sơn, Đô Lương, Nghệ An (đã tìm thấy lúc 12h50 ngày 18-10)
7. Nguyễn Văn Thu - quân nhân chuyên nghiệp. Quê quán: Tăng Thành, Yên Thành, Nghệ An (đã tìm thấy lúc 14h45)
8. Lê Đức Thiện - quân nhân chuyên nghiệp. Quê quán: Định Tăng, Yên Định, Thanh Hóa (đã tìm thấy lúc 12h ngày 18-10)
9. Trần Văn Toàn - quân nhân chuyên nghiệp. Quê quán: Xuân Thành, Yên Thành, Nghệ An (đã tìm thấy lúc 13h ngày 18-10)
10. Trần Quốc Dũng - quân nhân chuyên nghiệp. Quê quán: Thị trấn Thạch Hà, huyện Thạch Hà, Hà Tĩnh (đã tìm thấy lúc 14h20 ngày 18-10)
11. Bùi Đình Toản - quân nhân chuyên nghiệp. Quê quán: Quỳnh Thiện, thị xã Hoàng Mai, Nghệ An
12. Ngô Bá Văn - quân nhân chuyên nghiệp. Quê quán: Kỳ Lợi, Kỳ Anh, Hà Tĩnh
13. Lê Hương Trà - quân nhân chuyên nghiệp. Quê quán: Tiên Điền, Nghi Xuân, Hà Tĩnh
14. Lê Cao Cường - quân nhân chuyên nghiệp. Quê quán: Hưng Đạo, Hưng Nguyên, Nghệ An (đã tìm thấy lúc 8h30 ngày 18-10)
15. Lê Tuấn Anh - chiến sĩ. Quê quán: Cam Thành, Cam Lộ, Quảng Trị
16. Nguyễn Anh Duy - chiến sĩ. Quê quán: Hưng Tây, Hưng Nguyên, Nghệ An
17. Phạm Văn Thái - chiến sĩ. Quê quán: Hải Thành, Đồng Hới, Quảng Bình
18. Lê Sỹ Phiêu - chiến sĩ. Quê quán: Thuần Thiện, Can Lộc, Hà Tĩnh
19. Cao Văn Thắng - chiến sĩ. Quê quán: Hương Liên, Hương Khê, Hà Tĩnh (đã tìm thấy lúc 11h20 ngày 18-10)
20. Hồ Văn Nguyên - chiến sĩ. Quê quán: Hướng Sơn, Hướng Hóa, Quảng Trị
21. Lê Thế Linh - chiến sĩ. Quê quán: Phường 5, Đông Hà, Quảng Trị
22. Nguyễn Quang Sơn - chiến sĩ. Quê quán: Thái Sơn, Đô Lương, Nghệ An.
Trước đó khoảng 9h30 sáng nay, thi thể đầu tiên trong vụ sạt lở đất vùi lấp 22 cán bộ, chiến sĩ của Đoàn kinh tế quốc phòng 337 thuộc Quân khu 4 đã được tìm thấy. Công tác cứu hộ, cứu nạn gặp rất nhiều khó khăn do lũ ống có khả năng tiếp tục tràn về.
Thông tin từ baochinhphu.vn cho biết danh tính 3 trong số những người vừa được tìm thấy thi thể là: sĩ quan Lê Đức Hải, chủ nhiệm hậu cần Lê Văn Quế, quân nhân chuyên nghiệp Lê Quốc Cường.
Lực lượng chức năng cũng đã khắc phục xong tuyến đường để đưa người vào tiếp cận. Đoàn Sở Chỉ huy tiền phương bắt đầu tiến vào hiện trường vụ sạt lở.
Có mặt tại hiện trường cứu hộ cứu nạn, Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Trị Võ Văn Hưng cũng yêu cầu các ngành chức năng địa phương hạn chế xe ô tô vào hiện trường khi không có nhiệm vụ cần thiết, để đề phòng trường hợp xấu xảy ra.
Có mặt chỉ đạo công tác mở đường vào hiện trường, Thứ trưởng Bộ GT - VT Lê Đình Thọ cho biết, trong ngày hôm nay (18.10) các đơn vị sẽ nỗ lực thông đường cho lực lượng cứu hộ có thể đi bộ vào.
Đến 14 giờ 30 ngày 18.10, sau một thời gian chờ đợi vì không thể vào hiện trường, đội chó nghiệp vụ với 6 con đã được các cán bộ dẫn vào.
Thiếu tướng Hà Tân Tiến, Phó tư lệnh Quân khu 4 trao đổi với Thanh Niên: "Thảm họa này xảy ra quá bất ngờ, rất đau thương. Gần 2 triệu mét khối đất lùa xuống, san bằng 4 dãy nhà. Chúng tôi đã nỗ lực hết sức để cứu các đồng chí bị thương và tìm kiếm các đồng chí mất tích. Như các đồng chí đã biết, đến nay 7 máy xúc hoạt động liên tục với gần 400 người hoạt động để làm sao tìm được anh em".
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, khối lượng đất đá quá lớn cộng với việc đường sạt khoét hàm ếch nên công tác khắc phục gặp nhiều khó khăn.
Theo ghi nhận của Tuổi Trẻ, khối lượng đất đá quá lớn cộng với việc đường sạt khoét hàm ếch nên công tác khắc phục gặp nhiều khó khăn.
Tại km 15, máy xúc đang làm việc để giải phóng cho sạt lở.
Có mặt chỉ đạo tại trường, trung tướng Nguyễn Tân Cương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng đề nghị các đơn vị liên quan cử phương tiện để thông đường sớm nhất có thể. Ông cũng cùng lãnh đạo tỉnh Quảng Trị khảo sát một số vị trí để tìm ra nơi an toàn nhằm lập trạm chỉ huy tiền phương.
Liên quan đến vụ mất tích tại xã Hướng Việt, trung tướng Nguyễn Tân Cương cho biết, đã có chủ trương điều 2 trực thăng bay vào khu vực có người mất tích để thả nhu yếu phẩm, thuốc men... Khi thời tiết thuận lợi máy bay sẽ cất cánh.
Liên quan đến vụ mất tích tại xã Hướng Việt, trung tướng Nguyễn Tân Cương cho biết, đã có chủ trương điều 2 trực thăng bay vào khu vực có người mất tích để thả nhu yếu phẩm, thuốc men... Khi thời tiết thuận lợi máy bay sẽ cất cánh.
Khi đường thông, xe cứu nạn sẽ vào hiện trường để đưa ra ngoài. Các nạn nhân sẽ được đưa vào túi tử thi và đưa vào bệnh viện địa phương , tướng Cương nói
Nhà lạnh sẽ được Quân khu 4 đưa từ Huế ra và sẽ chở đến Hướng Hóa.
Hạn chế lực lượng vào hiện trường, chỉ có lực lượng cứu nạn ở đó. Quan điểm là lực lượng cứu hộ phải an toàn, tướng Cương nhấn mạnh.
(Tổng hợp từ NLĐ, TTO)