Đã từ lâu, ở nhiều địa phương trên cả nước, nhất là vùng Nghệ - Tĩnh, người ta đã lưu truyền những câu sấm như: “Đụn Sơn phân giải/ Bò Đái thất thanh/ Thủy đáo Lam thành/ Nam Đàn sinh thánh”. Tạm dịch nghĩa là: “Khi núi Đụn chẻ đôi, khe Bò Đái mất tiếng, sông Lam khoét vào chân núi Lam Thành, đất Nam Đàn sẽ sinh ra bậc thánh nhân”.
 






Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tuyên thệ nhậm chức. (Ảnh: Phương Hoa/TTXVN)

Sau khi thực dân Pháp đàn áp tàn khốc phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh, câu sấm này lại được bàn tán trao đổi rộng với niềm khát khao mong chờ vị thánh nhân xuất thế. Lúc đó, khe Bò Đái cũng đã ngừng chảy, tiếng suối chảy ở khe không còn nghe được nữa, do đó người dân càng tin và càng chờ đợi. Và không ai khác, "thánh nhân" trong câu sấm đó là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
 

"Song ngư liền địa/Nghi Lộc sinh vương" là một câu sấm khác được lưu truyền trong dân gian ở vùng Nghệ - Tĩnh. Tạm dịch: Khi nào hòn Song Ngư (hay còn gọi là Hòn Ngư) nối với đất liền, Nghi Lộc sẽ sinh Vương.

Tháng 11/2019, Vingroup khởi công dự án cáp treo dài 3,5km, nối từ Cửa Hội tới đảo Hòn Ngư với tổng trị giá 4000 tỷ đồng. Như vậy Hòn Ngư đã nối với đất liền như trong lời sấm. Vậy người Nghi Lộc sinh Vương là ai?

Ngày 31/03/2021, ông Vương Đình Huệ - Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư thành uỷ Hà Nội được bầu giữ chức vụ Chủ tịch Quốc hội nhiệm kỳ mới. Thật kỳ lạ, tân Chủ tịch Quốc hội có họ Vương và sinh ra tại làng chài Xuân Lộc, xã Nghi Xuân, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An. 

Phải chăng lời sấm kia ứng với tân Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ?
 
 




Bình luận CDM