1-1667880266.jpg
Những ngày này, tại khu vực cảnh cá phường Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò, Nghệ An, từng chiếc thúng, chiếc thuyền náo nhiệt, đông vui sau một đêm đánh bắt ruốc biển trở về. Trên bến, dưới thuyền khung cảnh tấp nập, những khay ruốc tươi rói được vận chuyển bằng thuyền thúng lên bờ.
2-1667880273.jpg
Ruốc (hay còn gọi là moi, tép biển) là tên gọi của một loại động vật giáp xác mười chân, sống ở vùng nước ven bờ biển. Hình dạng như con tôm nhỏ, chỉ khoảng 4mm – 10mm được coi là một đặc sản của miền biển, có giá trị dinh dưỡng.
3-1667880279.jpg
Mùa khai thác ruốc biển bắt đầu từ tháng 9 âm lịch đến hết tháng Giêng âm lịch. Có hai đợt khai thác, đợt 1 từ sáng sớm đến trưa và đợt 2 là từ chiều đến tối.
4-1667880286.jpg
Ruốc biển thường xuất hiện dày đặc tại khu vực ven biển, cách bờ biển gần 1km. Ngư dân không cần đi xa bờ, chi phí bỏ ra ít nhưng lại thu được lợi ích kinh tế cao.
5-1667880293.jpg
Ngư dân Phạm Văn Hưng (trú phường Nghi Thủy, thị xã Cửa Lò) cho biết, thuyền anh đánh lộng sau một đêm thu về khoảng 2,5 tấn ruốc biển. Với giá bán như hiện tại anh cùng 5 bạn thuyền thu về khoảng 25 triệu đồng.
6-1667880301.jpg
Theo anh Hưng, công việc đánh bắt ruốc nhìn dễ dàng nhưng cũng không kém phần nguy hiểm. Người đánh bắt đòi hỏi phải quan sát kĩ và nắm bắt được thời cơ thả lưới.
7-1667880309.jpg
Ông Nguyên, chủ thuyền vừa cập bờ được 3 tấn ruốc. Bán cho thương lái thu về khoảng 25 triệu đồng.
8-1667880317.jpg
Năm nay, dù giá ruốc xuống thấp chỉ còn 6.000-8.000 đồng/kg song ngư dân vẫn rất phấn khởi vì tàu thuyền trúng đậm ruốc.
9-1667880324.jpg
So với nhiều vùng biển khác, con ruốc Cửa Lò nhiều thịt, mỏng vỏ, thơm, ngon hơn… Ruốc biển được chế biến thành nhiều món ngon như: Ruốc tươi phui lá chanh; ruốc tươi xào khế; mắm ruốc…
10-1667880331.jpg
Những ngày này, chỉ trong một ngày khai thác, các tàu cá của ngư dân ở Nghệ An đã có thể thu về tiền triệu đến chục triệu mỗi ngày./.