Giáo sư Robert Waldinger, một nhà phân tâm học tại Đại học Harvard và là người đứng đầu Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Hoa Kỳ từng tuyên bố trong một bài phát biểu trên kênh TED rằng, trí thông minh của một đứa trẻ có liên quan tới sự di truyền và môi trường nuôi dưỡng. Bên cạnh đó, ông còn nói: "Thật không may, nhiều trẻ em ngày càng trở nên ngốc nghếch hơn".
Để chứng minh kết luận này, giáo sư Robert đã đề xuất một cuộc khảo sát quy mô lớn. Thí nghiệm này kéo dài nhiều năm, ông cùng các nhà nghiên cứu khác đã tiến hành khảo sát toàn diện về quá trình tăng trưởng và phát triển trí não của trẻ em. Những công bố của ông đi ngược lại với suy nghĩ của tất cả các bậc cha mẹ.
Ông cho rằng, IQ của một đứa trẻ không cố định khi sinh ra, đáng buồn là trẻ em ngày càng kém thông minh, bởi có quá nhiều thói quen xấu trong cuộc sống là thủ phạm gây ra. Đặc biệt, ông nhấn mạnh có 6 thói quen xấu thường gặp trong cuộc sống đang "bào mòn" trí thông minh của một đứa trẻ.
Những thói quen xấu ảnh hưởng tới trí thông minh của trẻ
1. Thức khuya
Với sự phát triển của công nghệ hiện nay, điện thoại di động, máy tính bảng, TV đã dần lấp đầy toàn bộ cuộc sống của trẻ em, thậm chí chúng trở thành vật bất ly thân của một số đứa trẻ.
Các thiết bị giải trí quá hấp dẫn, nhiều trẻ thậm chí không thèm ngủ sớm, thức khuya để chơi lâu hơn một chút. Đây là thói quen ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự phát triển của trí não.
Suy cho cùng, thời gian ngủ không đủ và chất lượng giấc ngủ kém sẽ tạo gánh nặng nghiêm trọng cho sự phát triển não bộ của trẻ. Não bộ luôn trong trạng thái làm việc cường độ cao, trí nhớ và phản xạ của trẻ giảm sút đáng kể. Hơn nữa, thức khuya sẽ khiến tất cả cơ quan đáng nhẽ cần nghỉ ngơi cũng phải hoạt động liên tục.
Gợi ý: Cha mẹ có thể làm gương cho con cái bằng cách tránh thức khuya, hạn chế sử dụng điện thoại di động, ngủ sớm dậy sớm.
2. Ăn sáng qua loa, tạm bợ
Đối với một số gia đình, buổi sáng luôn là thời điểm bận rộn nhất, người lớn tất bật chuẩn bị đi làm, không có thời gian nấu nướng nên họ cho con cái ăn uống qua loa từ đồ ăn ngày hôm trước, hoặc mua đại một thứ gì đó trên đường cho con mình.
Thói quen ăn uống này sẽ đánh cắp trí thông minh của trẻ một cách tinh vi. Suy cho cùng, trẻ đang ở giai đoạn phát triển thể chất quan trọng, việc bỏ bữa sáng hoặc ăn sáng quá ít sẽ ảnh hưởng đến khả năng tập trung và phát triển trí não của trẻ.
Gợi ý: Cha mẹ cần sắp xếp thời gian phù hợp cho mình và con cái, hãy dành thời gian chuẩn bị bữa sáng và chọn thức ăn phù hợp cho trẻ.
3. Xem TV quá nhiều
Xem TV ảnh hưởng nhiều nhất đến thị giác, nhưng não bộ lại là bộ phận bị tổn thương ít ai ngờ tới.
Màn hình của các thiết bị thông minh như TV hay điện thoại di động có tần suất thay đổi hình ảnh cao hơn rất nhiều so với tốc độ phản ứng của não bộ trẻ. Việc trẻ xem TV nhiều phần nào khiến chúng trở nên lười biếng, không thích suy nghĩ, một bộ não không chịu hoạt động sẽ giống như một cỗ máy bị ngừng hoạt động và hoen rỉ.
Gợi ý: Đặt giới hạn thời gian cho trẻ xem TV và nuôi dưỡng nhiều sở thích lành mạnh khác.
4. Cha mẹ thường la mắng con cái
La mắng có thể nói là cách giáo dục phổ biến của các bậc cha mẹ trên toàn thế giới. Nhưng giáo dục kiểu này có hại cho sự phát triển trí não của trẻ.
Nghiên cứu của Harvard đã khẳng định rằng, việc cha mẹ quát mắng con cái có thể dễ dàng gây tổn thương thùy trán của não, từ đó ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng não bộ và làm chậm quá trình phát triển não bộ sau này.
"Trí nhớ giảm sút và phản xạ chậm" là biểu hiện rõ ràng nhất khi trẻ trở nên ngốc nghếch.
Gợi ý: Nuôi dạy con khoa học hơn, tránh quát mắng con cái. Bạo lực ngôn ngữ thực sự tác đông nghiêm trọng đến sự phát triển trí não của trẻ.
5. "Dán nhãn" tiêu cực cho con cái
Nếu cha mẹ có thói quen dán nhãn cho con cái, trẻ sẽ dần trở thành những gì cha mẹ nói dưới tác động của những cái nhãn này.
"Con thực sự quá ngốc", "Con chẳng biết cái gì cả". Những lời nói tiêu cực này sẽ gây ra tâm lý xấu cho trẻ, trẻ dần dần mặc định bản thân mình thực sự ngốc như lời cha mẹ nói. Những lời nói gắn nhãn tiêu cực sẽ vô tình ảnh hưởng nghiêm trọng đến trí não của trẻ.
Gợi ý: Đừng chỉ dán vào những nhãn tiêu cực, hãy tận dụng điểm mạnh của con bạn. Cha mẹ nên đưa ra một số nhãn tích cực như những lời động viên, khuyến khích con mình làm những gì chúng cảm thấy thích.
6. Ép học
Nhiều cha mẹ ép con cái mình học quá nhiều, khiến chúng không có thời gian vui chơi, giải trí. Điều này sẽ hạn chế không gian phát triển não bộ của một đứa trẻ. Một đứa trẻ ít được tiếp xúc với thế giới bên ngoài, chỉ biết tới sách vở sẽ trở thành "mọt sách". Những "mọt sách" chỉ học sẽ chỉ biết mỗi lý thuyết, mà lý thuyết sẽ khác xa với thực tế cuộc sống, nên những đứa trẻ như vậy thường bị đánh giá "khù khờ", không làm nên chuyện.
Gợi ý: Thay vì ép con cái học, cha mẹ nên tìm hiểu xem con mình thích cái gì, từ đó động viên chúng tập trung phát triển sở thích của bản thân, đồng thời dẫn con ra ngoài tiếp xúc với thiên nhiên nhiều hơn.