Sinh con thứ 3 để có con trai
So với cả nước, Nghệ An là một trong những tỉnh có tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh cao với trung bình 114 bé trai/100 bé gái. Riêng năm 2020, theo tổng hợp của Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh thì tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh cao hơn các năm trước với tỷ số giới tính khi sinh là 114,48 bé trai/100 bé gái.
Thành phố Vinh hiện cũng là một trong những địa phương có tỷ lệ mất cân bằng giới tính khi sinh cao với tỷ số 121 bé trai/100 bé gái. Đáng chú ý, trong số này có đến 17 xã, phường có tỷ lệ mất cân bằng giới tính rất cao như phường Bến Thủy 136,6 bé trai/100 bé gái, Đông Vĩnh 120 bé trai/100 bé gái, Hà Huy Tập 121,6 bé trai/100 bé gái.
Qua thống kê trên địa bàn xã Nghi Phú, năm 2020, tỷ lệ sinh con thứ 3 tăng 4% so với năm trước. Điều này, cũng kéo theo những hệ lụy bởi đa số những gia đình sinh thêm con đều muốn có con trai để "nối dõi tông đường" và đó cũng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh. Hiện, tỷ số mất cân bằng của giới tính của xã Nghi Phú là 118 con trai/100 con gái (cao hơn 4 trẻ so với năm trước) và nguy cơ sẽ còn tiếp tục tăng trong những năm tới, theo Báo Nghệ An.
Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh cũng diễn ra tại huyện Yên Thành và ngày càng gia tăng so với năm trước. Trong đó, nếu như năm 2019, toàn huyện tỷ số chỉ có 110 nam/100 nữ thì đến tháng 10/2020, tỷ số này là 120 nam/100 nữ. Bên cạnh đó, một số địa phương tỷ lệ khá cao như ở thị trấn là 30 nam/16 nữ, Thịnh Thành 64 nam/32 nữ, Liên Thành là 44 nam/25 nữ...
Thứ hai, do nhu cầu phát triển kinh tế gia đình và các công việc nặng nhọc, công việc nông-lâm-ngư nghiệp, đi biển, … đều đòi hỏi sức lao động cơ bắp của nam giới. Chính vì vậy, con trai vừa là trụ cột về tinh thần, vừa là trụ cột về kinh tế cho cả gia đình.
Ngoài ra, cũng do hệ thống an sinh xã hội cho người cao tuổi chưa phát triển và đại đa số người cao tuổi lo lắng cho tương lai và bất an khi về già nếu không có con trai, nhất là khi hiện nay tỷ lệ người cao tuổi không có lương hưu ở thành thị là 64,4% và ở nông thôn là 78,1%.
Trong đó không loại trừ việc lạm dụng tiến bộ khoa học công nghệ để thực hiện lựa chọn giới tính trước sinh hoặc khi đã có thai...
Tích cực tuyên truyền để người dân tự giác thực hiện
Hệ lụy của vấn đề mất cân bằng giới tính sẽ khiến tình trạng "thừa nam giới, thiếu phụ nữ" trong độ tuổi kết hôn trong những năm tới. Từ đó, dẫn đến tan vỡ cấu trúc gia đình, số lượng nam giới không có khả năng kết hôn tăng. Ngoài ra, có thể làm gia tăng tình trạng bất bình đẳng giới, nhiều phụ nữ có thể phải kết hôn sớm hơn, tỷ lệ ly hôn và tái hôn của phụ nữ sẽ tăng cao, tình trạng bạo hành giới, buôn bán phụ nữ...".
Trước thực tế trên, Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Nghệ An đã chủ động xây dựng nhiều kế hoạch, đa dạng hóa các hình thức truyền thông nhằm thay đổi nhận thức của người dân, hướng tới mục tiêu thực hiện gia đình ít con, khỏe mạnh, nâng cao chất lượng dân số... Từ đó đã làm thay đổi nhận thức của các cặp vợ chồng về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc chăm sóc sức khỏe sinh sản và thực hiện kế hoạch hóa gia đình.
Cụ thể, Nghệ An đã triển khai đề án "Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh" giai đoạn 2016-2020. Thông qua đó, đã có hàng chục buổi truyền thông, tư vấn về báo động mất cân bằng giới tính khi sinh và những hệ lụy cho hơn 4.200 đối tượng. Bên cạnh đó, ngoài truyền thông tập trung, hiện nay nhiều địa phương đã tổ chức tuyên truyền theo nhóm, theo hộ gia đình để tăng tính hiệu quả.
Hay, đề án Sàng lọc trước sinh và sơ sinh đã nâng cao nhận thức, trách nhiệm của người dân trong tham gia thực hiện sàng lọc trước sinh và sơ sinh, qua đó góp phần nâng cao chất lượng dân số.
Riêng năm 2020, có 156 tin bài; phối hợp với Báo chí cũng như tận dụng mạng xã hội như Facebook, các trang thông tin truyền thông y tế - dân số của các huyện, thành, thị thường xuyên phản ánh, tuyên truyền, cung cấp thông tin chính thống đến người dân trên không gian mạng để tương tác, lan tỏa đến đông đảo người dân.
Theo lãnh đạo Chi cục DS-KHHGĐ tỉnh Nghệ An, xác định đưa tỷ số giới tính khi sinh trở về mức sinh học bình thường là một việc khó và không thể đạt được trong ngày một, ngày hai nhưng đơn vị vẫn kiên trì tuyên truyền, vận động, giáo dục, thuyết phục để người dân tự giác thực hiện, không tham gia vào quá trình lựa chọn giới tính khi sinh.
Tỉnh cũng cần tăng cường công tác quản lý, kiểm tra, kiểm soát các trung tâm y tế công lập, các phòng khám y tế tư nhân nhằm phát hiện ngăn chặn kịp thời những hành vi vi phạm lựa chọn giới tính thai nhi, có các chế tài đủ mạnh để xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật..."./.