Đây là một giải pháp được huyện Thanh Chương thực hiện bắt đầu từ ngày hôm nay, sau khi toàn huyện quyết định chuyển từ hình thức dạy học trực tuyến sang trực tiếp và đón học sinh trở lại trường.
Giáo viên huyện Thanh Chương thực hiện
Ngày hôm nay (8/9), học sinh của 74 trường tiểu học, THCS và nhiều trường THPT trên địa bàn huyện Thanh Chương đã đón học sinh trở lại trường. Quyết định được đưa ra sau hơn 2 tuần toàn huyện thực hiện nghiêm túc việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 và nay chuyển sang trạng thái bình thường mới, thực hiện phòng chống dịch theo Chỉ thị 19. Ảnh: MH
Giáo viên huyện Thanh Chương thực hiện
Buổi sáng nay, trên toàn huyện Thanh Chương có mưa to nên kế hoạch triển khai việc đón học sinh tại các cổng trường đã bị gián đoạn. Tuy vậy, để đảm bảo an toàn sức khỏe, việc kiểm tra thân nhiệt và yêu cầu học sinh sát khuẩn vẫn được thực hiện nghiêm túc. Lãnh đạo Phòng Giáo dục và Đào tạo đã xuống một số trường để kiểm tra việc đi học của học sinh trong ngày đầu tiên. Ảnh: MH
Giáo viên huyện Thanh Chương thực hiện
Trước khi đón học sinh đi học trở lại, thực hiện theo văn bản chỉ đạo của huyện, các trường cũng đã làm vệ sinh, tiến hành khử khuẩn. Trong thời gian học tập tại trường, huyện yêu cầu tất cả giáo viên, học sinh phải đeo khẩu trang. Học sinh vào lớp phải đảm bảo sức khỏe, thân nhiệt bình thường. Ảnh: MH
Giáo viên huyện Thanh Chương thực hiện
Thời điểm này, Thanh Chương là một trong những huyện đầu tiên triển khai đồng bộ dạy học trực tiếp ở cả ba cấp học. Với học sinh lớp 8 - Trường THCS Tôn Quang Phiệt, bài học đầu tiên sau kỳ nghỉ hè đó là tác phẩm "Tôi đi học" của nhà văn Thanh Tịnh. Đặt trong bối cảnh hiện nay, khi nhiều địa phương trong tỉnh học sinh đang phải học trực tuyến trong điều kiện còn nhiều khó khăn thì mới thấy được việc được đi học, được đến trường an toàn là một điều đặc biệt ý nghĩa. Ảnh: MH
Giáo viên huyện Thanh Chương thực hiện
Trong ngày đầu tiên, các trường cũng yêu cầu học sinh và phụ huynh cùng viết bản cam kết thực hiện phòng chống dịch Covid - 19 với nhiều nội dung.Trong đó cần thực hiện nghiêm "một cung đường hai điểm đến", bảo đảm học sinh chỉ được di chuyển từ nhà đến trường và ngược lại, không được di chuyển sang các điểm khác. Ảnh: MH
Giáo viên huyện Thanh Chương thực hiện
Với bậc tiểu học, việc được đến trường dạy học trực tiếp đã tạo điều kiện thuận lợi rất lớn cho nhiều phụ huynh và cả giáo viên. Vì thế, trong ngày đầu tiên đến trường, tất cả các lớp học của Trường Tiểu học Võ Liệt đều đảm bảo sĩ số 100%. Ảnh: MH
Giáo viên huyện Thanh Chương thực hiện
Thời điểm này, vì đang phòng chống dịch bệnh nên các lớp học được bố trí theo hai ca sáng và chiều. Trong đó, buổi sáng dành cho học sinh khối 3,4,5 và 8,9. Buổi chiều dành cho học sinh các khối 1,2 và 6,7. Các nhà trường cũng xác định, việc đến trường thời điểm này là điều may mắn và tranh thủ "thời điểm vàng", các nhà trường chú trọng vào những bài học trọng tâm, cơ bản. Riêng với bậc tiểu học, trước mắt ở trường các em chỉ học 3 môn là Toán, Tiếng Việt và Ngoại ngữ. Các môn học còn lại và các bài tập nâng cao, giáo viên sẽ tiếp tục hỗ trợ thêm vào buổi tối thông qua hình thức dạy học online. Ảnh: MH
Giáo viên huyện Thanh Chương thực hiện
Sau một kỳ nghỉ dài và chịu ảnh hưởng khá nhiều từ dịch bệnh, niềm vui của thầy cô không chỉ là được gặp học trò, được đứng trên bục giảng mà còn thấy được sự tiến bộ và ý thức tự học của học sinh. Bài học đầu tiên, tất cả học sinh đều nắn nót trên từng trang vở. Ảnhh: MH
Giáo viên huyện Thanh Chương thực hiện
Để thực hiện nghiêm túc việc giãn cách, các lớp học được bố trí xen kẽ nhau. Trong năm học này, huyện Thanh Chương đón thêm hơn 130 học sinh từ các tỉnh phía Nam về. Tuy vậy, toàn huyện vẫn đang còn 259 học sinh đang mắc lại tại các vùng dịch và huyện sẽ có phương án hỗ trợ cho các em ngay sau khi các em trở lại địa phương. Ảnh: MH
Giáo viên huyện Thanh Chương thực hiện
Do đặc thù riêng nên trên địa bàn huyện Thanh Chương có hơn 60 giáo viên đang sinh sống ở các vùng dịch và đang phải thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16. Để đảm bảo bố trí đủ giáo viên, trong những ngày này các giáo viên sẽ ở lại trường theo hình thức "3 tại chỗ". Tại Trường THCS Thanh Giang hiện có 10/21 giáo viên thuộc đối tượng này. Trong đó có những trường hợp như thầy giáo Trần Văn Chung (áo màu xanh nhạt, ngồi) thì cả hai vợ chồng đều phải ở lại trường vì gia đình thầy đang sinh sống tại huyện Nam Đàn - địa phương đang thực hiện Chỉ thị 16. Ảnh: MH
Giáo viên huyện Thanh Chương thực hiện
Cô giáo Nguyễn Thị Việt là giáo viên dạy Ngữ văn và hiện đang sinh sống tại xã Nam Giang (huyện Nam Đàn). Gần 20 năm trong nghề, mỗi ngày chị đi đi về về gần 60 cây số. Riêng thời điểm này, vì phải thực hiện "3 tại chỗ" nên chị phải đưa con nhỏ 4 tuổi lên trường cùng mẹ. Vì chồng đang công tác tại miền Nam nên ở nhà hai con của chị phải nhờ bố mẹ chồng (đã trên 80 tuổi) chăm sóc. Những ngày sống xa gia đình, chị bảo nhiều "vất vả, khó khăn" nhưng vì phòng chống dịch và đảm bảo an toàn cho bản thân, gia đình và cả học trò, chị đều được các thành viên trong gia đình ủng hộ và chia sẻ. Ảnh: MH
Giáo viên huyện Thanh Chương thực hiện
Những ngày tập trung "3 tại chỗ" cũng là một trải nghiệm ý nghĩa với các thầy giáo, cô giáo. Đây cũng là cơ hội để các giáo viên đồng cảm, chia sẻ và cùng chung tay vượt qua những khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ của năm học - một năm học đặc biệt giữa thời điểm dịch Covid - 19 đang diễn biến phức tạp và khó lường. Ảnh: MH