Bộ Y tế cho biết, tính từ 17h ngày 13/9 đến 17h ngày 14/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 10.508 ca mắc mới, trong đó 12 ca nhập cảnh và 10.496 ca ghi nhận trong nước.

Bộ Y tế cho biết, tính từ 17h ngày 13/9 đến 17h ngày 14/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 10.508 ca mắc mới, trong đó 12 ca nhập cảnh và 10.496 ca ghi nhận trong nước tại TP.HCM (6.312), Bình Dương (2.178), Đồng Nai (777), Long An (379), Kiên Giang (157), An Giang (111), Tiền Giang (102), Tây Ninh (75), Bình Phước (54), Khánh Hòa (44), Cần Thơ (40), Bạc Liêu (34), Bình Định (34), Đồng Tháp (32), Đắk Nông (26), Hà Nội (21), Quảng Nam (14), Bà Rịa - Vũng Tàu (14), Bến Tre (13), Thừa Thiên Huế (11), Đà Nẵng (11), Đắk Lắk (10), Quảng Ngãi (9), Cà Mau (8), Thanh Hóa (6), Trà Vinh (5), Ninh Thuận (5), Bình Thuận (5), Vĩnh Long (3), Phú Yên (2), Nghệ An (2), Lâm Đồng (1), Hưng Yên (1) trong đó có 6.740 ca trong cộng đồng.

Ngày 14/9, Việt Nam có 10.496 ca mắc COVID-19 trong nước, 276 ca tử vong
Ngày 14/9, Việt Nam có 10.496 ca mắc COVID-19 trong nước, 276 ca tử vong.

Như vậy trong 24h giờ qua số ca nhiễm ghi nhận trong nước giảm 672 ca. Tại TP.HCM tăng 866 ca, Bình Dương giảm 1.473 ca, Đồng Nai tăng 9 ca, Long An tăng 52 ca, Kiên Giang tăng 80 ca.

Trung bình số ca nhiễm mới trong nước ghi nhận trong 7 ngày qua: 11.918 ca/ngày.

Kể từ đầu dịch đến nay Việt Nam có 635.055 ca nhiễm, đứng thứ 47/222 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong khi với tỷ lệ số ca nhiễm/1 triệu dân, Việt Nam đứng thứ 156/222 quốc gia và vùng lãnh thổ (bình quân cứ 1 triệu người có 6.455 ca nhiễm).

Đợt dịch thứ 4 (từ ngày 27/4/2021 đến nay), số ca nhiễm mới ghi nhận trong nước là 630.661 ca, trong đó có 395.687 bệnh nhân đã được công bố khỏi bệnh.

Có 13/62 tỉnh, thành phố đã qua 14 ngày không ghi nhận trường hợp nhiễm mới trong nước: Bắc Kạn, Tuyên Quang, Lai Châu, Hoà Bình, Yên Bái, Hà Giang, Thái Nguyên, Điện Biên, Vĩnh Phúc, Hải Phòng, Hải Dương, Hà Nam, Lào Cai.

Có 5 tỉnh, thành phố không có ca lây nhiễm thứ phát trên địa bàn trong 14 ngày qua: Thái Bình, Phú Thọ, Kon Tum, Quảng Ninh, Ninh Bình.

5 tỉnh, thành phố ghi nhận số mắc cao là TP.HCM (309.787), Bình Dương (162.847), Đồng Nai (36.361), Long An (28.865), Tiền Giang (12.468).

Trong ngày 14/9, cả nước có 12.683 bệnh nhân được công bố khỏi bệnh, nâng tổng số ca được điều trị khỏi: 398.461

Theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 5.933 ca, trong đó: - Thở ô xy qua mặt nạ: 3.693 ca - Thở ô xy dòng cao HFNC: 1.164 ca - Thở máy không xâm lấn: 132 ca - Thở máy xâm lấn: 910 ca - ECMO: 34 ca Trong ngày, tổng hợp số liệu tử vong do các Sở Y tế công bố trên cdc. kcb. vn ghi nhận 276 ca tử vong tại TP.HCM (199), Bình Dương (41), Đồng Nai (12), Tiền Giang (7), Long An (4), Kiên Giang (4), Đồng Tháp (4), Bình Thuận (2), Cần Thơ (1), Quảng Bình (1), Bà Rịa - Vũng Tàu (1).

Trung bình số tử vong ghi nhận trong 7 ngày qua: 273 ca.

Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 15.936 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4 điểm phần trăm so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%). Trong ngày 13/9 có 1.021.602 liều vaccine phòng COVID-19 được tiêm. Như vậy, tổng số liều vaccine đã được tiêm là 30.348.920 liều, trong đó tiêm 1 mũi là 24.727.517 liều, tiêm mũi 2 là 5.621.403 liều.

Trong ngày 14/9, Bộ Y tế xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác phòng chống dịch, lấy mẫu xét nghiệm và tiêm vắc xin phòng COVID-19 tại TP. Hà Nội.

Dự kiến UBND TP.HCM sẽ báo cáo Ban chấp hành Đảng bộ thành phố để có nghị quyết thông qua một số chương trình sau ngày 15/9. Trong đó: giai đoạn ngày 16/9 đến 30/9 là thời điểm thử nghiệm các chương trình nới lỏng giãn cách ở Quận 7, Củ Chi và Cần Giờ. Từ ngày 16/9, dự kiến lực lượng shipper sẽ được chạy liên quận/huyện. Bên cạnh đó lực lượng này còn được hỗ trợ xét nghiệm/test nhanh COVID-19 để phục vụ tốt việc giao nhận hàng hóa cho người dân. Ngoài 3 địa phương là Cần Giờ, Quận 7, Củ Chi đã cơ bản kiểm soát tốt tình hình dịch bệnh thì nhiều quận/huyện khác ở TP.HCM đang tăng tốc mở rộng vùng xanh. Xây dựng các khu phố, tổ dân cư an toàn không COVID-19...

TP. Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa vừa yêu cầu các xã, phường phát huy vai trò tự quản của người dân "vùng xanh", tiếp tục siết chặt và thực hiện lấy mẫu tầm soát cộng đồng 3 ngày/lần đối với "vùng cam" và "vùng đỏ". Đồng thời, đẩy nhanh tiến độ tiêm vaccine, cố gắng đến ngày 16/9 đạt mức trên 200.000 người dân thành phố được tiêm mũi 1.

UBND tỉnh Long An có văn bản tiếp tục thực hiện việc giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16 tại nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh đến hết ngày 20/9. Trong đó: từ 0h ngày 14/9, những người đã tiêm 2 mũi vaccine COVID-19 trong các khu vực thực hiện chỉ thị 15 có thể đi qua các trạm, chốt kiểm soát dịch; riêng những người đã tiêm 2 mũi vaccnie COVID-19 tại các huyện Đức Hòa, Bến Lức, Cần Đước, Cần Giuộc, Thủ Thừa nhưng nằm trong khu vực thực hiện giãn cách theo chỉ thị 15 thì có thể qua các trạm, chốt kiểm soát dịch nhưng chỉ đi lại trong phạm vi nội huyện.

UBND TP. Hải Phòng điều chỉnh một số biện pháp phòng, chống dịch trong tình hình mới trên toàn địa bàn thành phố. Theo đó, từ 0h ngày 15/9, TP Hải Phòng cho phép một số hoạt động dịch vụ như nhà hàng, quán ăn, cơ sở spa... được phép hoạt động trở lại nhưng phải đảm bảo yêu cầu và hướng dẫn về phòng chống dịch. Công viên, vườn hoa trên địa bàn thành phố được mở cửa trở lại nhưng không tập trung quá 10 người một chỗ cùng thời điểm và đảm bảo khoảng cách 2m.

Tại tỉnh Thái Bình: từ 5h ngày 15/9, cho phép các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống được phục vụ tại chỗ nhưng phải thực hiện nghiêm các quy định phòng, chống dịch như: ghi nhật ký khách hàng; thực hiện nghiêm khuyến cáo “5K” của Bộ Y tế. Thời gian phục vụ của các cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn, uống không quá 21 giờ; tuyệt đối không sử dụng vỉa hè để kinh doanh.

Tỉnh Đồng Nai: Sau khi họp, UBND tỉnh thống nhất sẽ nới lỏng giãn cách xã hội sau ngày 20/9 thay vì sau ngày 15/9 như dự kiến ban đầu, đồng thời có các biện pháp cụ thể tại các vùng xanh, đỏ, vàng, cam để kiểm soát tình hình./.