nguoinghe.vn
Ảnh minh hoạ

- Lấy giá gạo hiện nay khoảng 15 nghìn/kg, thì 1.000 tấn gạo (xin cấp vào dịp Tết) khoảng 15 tỷ đồng, là con số nhỏ so với ngân sách tỉnh. Riêng số tiền kêu gọi hỗ trợ người nghèo dịp Tết tỉnh ít cũng được vài chục tỷ, tỉnh nhiều vài trăm tỷ. Địa phương có thể cân đối từ nguồn này để mua gạo cho người nghèo (nếu thực sự họ thiếu đói). Hoặc nói đại gia mô đó, họ tài trợ cho.

- Khoảng 15 năm trở lại đây, năng suất thâm canh lúa được đẩy lên rất cao nên vấn đề lúa gạo không còn là nỗi lo thường trực, nhiều nơi ruộng đồng bỏ hoang, vì bà con chỉ cần làm 1 vụ, lúa gạo đã thừa ăn, có bán. Chi phí cho lương thực (gạo) chiếm tỷ lệ ngày càng nhỏ trong gia đình. Bên cạnh đó, xu hướng ăn ít cơm đang ngày càng trở nên phổ biến hơn.

- Hiện nay rất ít hộ dân bị thiếu gạo ăn, mà chủ yếu họ thiếu tiền để trang trải cuộc sống, mua sắm, lo con cái học hành, chữa bệnh, làm nhà, đầu tư sản xuất kinh doanh...Thoát nghèo cần sự nỗ lực của mỗi gia đình và chiến lược của chính quyền.

- Hà Tĩnh Tết năm 2024 đã không còn xin gạo Chính phủ. Quá khôn, bởi vì giá trị gạo không lớn (tỉnh có thể lo được), mà xin thì mang tiếng: mấy ông nói thì hay nhưng chốt lại vấn đề cuối năm vẫn “vác rá đi xin gạo Chính phủ”.

- Tóm lại, trừ trường hợp dân quá nghèo, hoặc gặp thiên tai, tai nạn gì đó lớn, còn nữa thì địa phương nên tự túc gạo, lo đủ gạo cho dân. Để có cơ mạnh mồm là “tôi có xin gạo bố (Chính phủ) nữa đâu”. Xin thì xin cái gì to to, xin dự án lớn về để đầu tư hạ tầng, đầu tư phát triển, cho dân giàu lên.

- Kính các bác!

Nghệ An năm ni thì răng?