Người ta nói nước mắt chảy xuôi, ý là dù con cái có thế nào bố mẹ vẫn thương con, dành cả cuộc đời chỉ để mong con được hạnh phúc. Nhưng dường như không phải người con nào cũng hiểu được tấm lòng cao cả này!
Bố mẹ nào mà chẳng thương con? Có thương mới dành cả cuộc đời vì con mà chịu bao cực khổ chỉ để mong đời con được sung sướng. Thế nhưng tiếc thay, không phải người con nào cũng hiểu được nỗi lòng cha mẹ. Vì nhiều lý do, họ quên đi chữ hiếu mà đối xử với bố mẹ không ra gì. Thậm chí thấy bố mẹ già yếu, họ còn xem như là gánh nặng, vướng bận tay chân, ngược đãi bạo hành không thể chất thì tinh thần.
Bố mẹ nào mà chẳng thương con? Có thương mới dành cả cuộc đời vì con mà chịu bao cực khổ chỉ để mong đời con được sung sướng. Thế nhưng tiếc thay, không phải người con nào cũng hiểu được nỗi lòng cha mẹ. Vì nhiều lý do, họ quên đi chữ hiếu mà đối xử với bố mẹ không ra gì. Thậm chí thấy bố mẹ già yếu, họ còn xem như là gánh nặng, vướng bận tay chân, ngược đãi bạo hành không thể chất thì tinh thần.
Bố mẹ vì con mà chịu bao cực khổ chỉ để mong đời con được sung sướng. Ảnh minh họa, nguồn kenhphunu.com
Một độc giả của báo Vietnamnet đã chia sẻ câu chuyện của mình với nội dung về gia đình. Bài viết nhanh chóng nhận được nhiều sự quan tâm của người dùng mạng. Nguyên văn bài viết có nội dung như sau:
"Tôi năm nay 40 tuổi, làm nhân viên IT, đã có vợ và 2 con. Thu nhập 2 vợ chồng được khoảng 30 triệu/tháng. Nhà cửa ổn định, công việc tốt nên cuộc sống hôn nhân của chúng tôi ít sóng gió, va chạm. Thi thoảng, 2 vợ chồng bất đồng về cách giáo dục con nhưng chỉ một lúc là làm hòa.
Từ khi mẹ đẻ tôi dưới quê lên chữa bệnh, nhiều chuyện mới nảy sinh. Mặc dù mẹ tôi ốm nhưng hàng ngày vẫn hỗ trợ con dâu nấu nướng, đón cháu ở trường mầm non. Mối quan hệ mẹ chồng – nàng dâu không quá thân thiết nhưng ít xảy ra mâu thuẫn. Mẹ tôi ít nói, tôn trọng con dâu. Bà hầu như không tham gia vào cuộc sống riêng tư của hai vợ chồng. Hai tháng trôi qua, bệnh tình mẹ tôi thuyên giảm, chỉ còn đầu gối vẫn đau do thoái hóa khớp. Mẹ tôi thấy sức khỏe khá hơn, ngỏ ý muốn về quê.
Bà nói, dưới đó có hàng xóm láng giềng, gặp gỡ trò chuyện thấy khuây khỏa hơn. Ở thành phố, nhà nào biết nhà nấy, ít khi giao lưu, cuộc sống buồn tẻ. Tâm tư tôi lại không muốn mẹ về mà muốn bà ở hẳn trên này với vợ chồng mình. Bố tôi mất đã nhiều năm. Ông bà chỉ sinh được tôi. Họ hàng dưới quê cũng ít. Giờ bà về, không ai chăm sóc, tôi cảm thấy day dứt. Vài năm trước, bà khỏe mạnh, tôi còn yên tâm. Nay bệnh tật tuổi già ập xuống, cần phải có con cái bên cạnh.
Tôi cũng thừa hiểu, bà muốn sống bên con cháu cho vui vầy năm tháng tuổi già nhưng ngại con dâu. Tôi bàn bạc với vợ về ý định của mình. Vợ tôi không phản đối. Cô ấy nói rất sẵn lòng. Tuy nhiên, vợ đưa ra yêu cầu, hàng tháng bà nội phải đóng góp khoản tiền lương hưu 3 triệu cho cô ấy lo phí sinh hoạt gia đình. “Bà có tuổi rồi, lương hưu chẳng tiêu pha gì, đưa cho vợ chồng mình là hợp lý. Bà cần gì mình mua cho bà. Nhà thêm 1 miệng ăn là thêm 1 khoản chi phí. Lương em với anh 30 triệu, cho 2 đứa đi học tiếng Anh, học ở trường, ăn uống, quần áo, điện nước… chỉ tạm đủ”, vợ tôi rạch ròi chi ly từng khoản tiền sinh hoạt.
Tôi ngã ngửa khi vợ thốt ra lời lẽ như vậy. Căn nhà vợ chồng tôi ở hiện tại, là do mẹ bán mảnh đất, mua tặng. Cả đời bà dành dụm, chắt chiu, dành hết cho con cái. Việc phụng dưỡng, chăm sóc bà là điều đúng đắn và cần thiết, thể hiện tấm lòng hiếu thuận. Hơn nữa, bà đã già yếu, chúng tôi không sống cùng, làng xóm sẽ dị nghị, điều tiếng.
Tôi bày tỏ sự phẫn nộ của mình với vợ nhưng cô ấy phớt lờ. Hôm sau, tôi đi vắng, cô ấy không ngần ngại, mang chuyện đó ra nói với mẹ chồng. Mẹ tôi sầu não, thu dọn hành lý bỏ đi. Tôi chạy ra các bến tàu, bến xe tìm mẹ nhưng vô vọng. Sau đó, dì ruột tôi gọi điện, thông báo mẹ đang ở với dì. Dì tôi lấy chồng trên Hà Nội. Tôi sang đón mẹ về nhưng mẹ không chịu. Vợ chồng tôi cãi nhau 1 trận khá to. Tôi bắt vợ sang xin lỗi mẹ nhưng cô ấy từ chối.
Trong lúc nóng giận, tôi lỡ tay tát cô ấy. Hiện tại, gia đình tôi đang căng thẳng, có nguy cơ tan vỡ.
Tôi rất khó xử."
Bài viết này nhận về rất đông lời bình luận từ cộng đồng mạng. Bởi đây không đơn giản chỉ là những xích mích trong gia đình mà nó còn nói một thực trạng đáng buồn trong xã hội ngày nay, đó chính là vì đồng tiền mà tình thân không còn được tôn trọng. Sẽ có một vài người hiểu cho cô con dâu mà nói rằng cuộc sống cơm áo gạo tiền chốn thị thành không hề đơn giản. Nhà có thêm thành viên sẽ có thêm miệng ăn, không có tiền sẽ không đủ nuôi sống gia đình.
Trong lúc nóng giận, tôi lỡ tay tát cô ấy. Hiện tại, gia đình tôi đang căng thẳng, có nguy cơ tan vỡ.
Tôi rất khó xử."
Bài viết này nhận về rất đông lời bình luận từ cộng đồng mạng. Bởi đây không đơn giản chỉ là những xích mích trong gia đình mà nó còn nói một thực trạng đáng buồn trong xã hội ngày nay, đó chính là vì đồng tiền mà tình thân không còn được tôn trọng. Sẽ có một vài người hiểu cho cô con dâu mà nói rằng cuộc sống cơm áo gạo tiền chốn thị thành không hề đơn giản. Nhà có thêm thành viên sẽ có thêm miệng ăn, không có tiền sẽ không đủ nuôi sống gia đình.
Nhưng hỡi ơi không phải tự dưng mà người ta chỉ trích người con dâu gay gắt như thế. Cô ấy chỉ biết nghĩ đến lợi ích bản thân mà không tự suy xét lại xem từ đâu mà chông cô ấy được sinh ra, lớn lên ăn học tử tế và trở thành người chồng tốt của cô bây giờ? Từ đâu mà vợ chồng cô có nhà có cửa để khỏi sống cảnh nhà thuê? Mẹ chồng lúc về già chỉ mong được gần con cháu, thế mà nỡ lòng nào rạch ròi, chi li tính toán từng thứ một? Đến cả chút lương hưu của bà dưỡng già cũng muốn bà đưa hết cho con dâu quản, cần mua gì thì xin con dâu mua cho, điều sai trái như vậy mà cũng có thể nghĩ ra được.
Ảnh minh họa, mangthuvien.net
Thời buổi hiện đại, con người sống thực dụng hơn so với ngày xưa cũng là điều dễ hiểu. Nhưng không phải vì thế mà đánh mất đi chữ hiếu đối với đấng sinh thành. Cô con dâu chỉ nghĩ đến bản thân, đến cái lợi trước mắt mà không suy xét lại xem mình đã làm được những gì cho mẹ chồng hay chưa? Tuổi già bệnh tật đã nấu được bữa cơm nào ngon cho bà hay chưa? Hay bà lên trị bệnh cũng tất bật phụ con cháu việc nhà, đưa đón cháu đi học, mỗi bữa cũng có ăn được bao nhiêu. Có được người mẹ đáng kính như thế, yêu thương còn không hết chứ sao lại mặt nặng mày nhẹ, làm buồn lòng mẹ chồng?
Xin lặp lại câu nói: Con dâu nào cũng sẽ thành mẹ chồng, thế nên hôm nay sống thế nào để mai này còn được con cháu kính trọng. Đừng nghĩ bố mẹ già là gánh nặng rồi muốn đối xử sao cũng được. Không biết nghĩ tới công lao sinh thành cũng phải nghĩ tới cảnh mai này bản thân cũng sẽ già đi, lúc đó nếu bị con cháu đối xử như thế, bản thân liệu có vui vẻ? Trời xanh có mắt, những việc làm sai trái hôm nay chắc chắn mai này sẽ nhận hậu quả. Thế nên phải sống tử tế, để khi về già không phải hối hận.
(Nguồn: VietNamNet)