Đối với phụ nữ, không gì hạnh phúc hơn là có thể thực hiện thiên chức làm mẹ. Phụ nữ bình thường, ở độ tuổi sinh sản, mang bầu, sinh con và nuôi con đã khó khăn rồi. Vậy mà vẫn có kỳ tích người phụ nữ mang bầu và nuôi con bằng sữa mẹ khi ở độ tuổi 52. Đây có lẽ là trường hợp “hiếm có khó tìm” ở các mẹ bỉm sữa.
Đó là trường hợp của chị Quách Thị Oanh (xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình). Ở độ tuổi 52, khi chị em đã bước vào giai đoạn mãn kinh thì chị Nga vẫn có thể mang bầu và sinh con.
Đó là trường hợp của chị Quách Thị Oanh (xã An Lễ, huyện Quỳnh Phụ, Thái Bình). Ở độ tuổi 52, khi chị em đã bước vào giai đoạn mãn kinh thì chị Nga vẫn có thể mang bầu và sinh con.
Tháng 8 năm ngoái, chị Oanh sinh con trai Trần Vũ Đăng Nguyên sau hơn 20 năm chạy chữa, chờ đợi. Khi đó, chồng chị đã ở tuổi 59. Và món quà quý báu "trời ban" đã khiến vợ chồng vỡ òa trong những giọt nước mắt.
Ở tuổi 52, chị Oanh hạnh phúc vì sinh được cậu con trai kháu khỉnh sau 20 năm chờ đợi - Ảnh: Vietnamnet
Chia sẻ với Vietnamnet, chị kể năm 1991, con trai đầu lòng của anh chị được hơn 1 tuổi. Bé đột nhiên đi ngoài liên tục, người lả đi nhưng ở quê chỉ tập trung chữa rối loạn tiêu hóa. Khi bé trở nặng, bác sĩ tuyến trên chẩn đoán bé bị viêm amidan, chảy dịch xuống đường tiêu hóa gây đi ngoài không cầm. Dù được cấp cứu tích cực nhưng bé đã không qua khỏi.
6 năm sau, chị sinh cô con gái thứ 2 và dự định sinh thêm một bé nữa nhưng đợi mãi vẫn không có bầu. Vợ chồng chị đã đi nhiều bệnh viện, gặp nhiều thầy lang để bốc thuốc chữa hiếm muộn nhưng đều không có kết quả.
Ở tuổi ngoài 50, vợ chồng chị khăn gói lên Bệnh viện Đại học Y Hà Nội để thăm khám, khấp khởi hy vọng. Tuy nhiên, bác sĩ thông báo, chỉ số dự trữ buồng trứng AMH của chị chỉ còn 0,3 ng/ml, số lượng và chất lượng trứng đều rất kém.
Lần đầu kích trứng, chị chỉ thu được 1 quả. Trong 8 tháng tiếp theo, chị uống và bôi thuốc theo chỉ định của bác sĩ, kích thêm được 3 trứng. Bác sĩ tư vấn vợ chồng chị nên làm thị tinh ống nghiệm, tạo được 3 phôi.
May mắn ở lần chuyển phôi đông lạnh thứ 2, chị đã đậu thai. Bác sĩ dặn chị phải đi lại nhẹ nhàng, hạn chế leo cầu thang và tuân thủ đặt thuốc nội tiết suốt chu kỳ dưới sự theo dõi của TS.BS Nguyễn Thị Minh Khai.
“Lúc thai được 10 tuần, bác sĩ siêu âm tại Bệnh viện Phụ sản Thái Bình nói rằng, từng làm nghề mười mấy năm nhưng chưa thấy ai mang thai ở tuổi này mà có tim thai”, chị Oanh bồi hồi nhớ lại.
Bé rất ngoan, hoàn toàn được nuôi bằng sữa mẹ - Ảnh: Vietnamnet
May mắn trong suốt quá trình mang bầu, chị không nghén mà thấy người khoẻ ra, liên tục thèm ăn. Cả thai kỳ, chị tăng tổng cộng 15 kg.
Khi thai được hơn 38 tuần, bác sĩ tại Bệnh viện phụ sản Thái Bình khuyên chị nên mổ đẻ luôn để tránh những tai biến đáng tiếc, bé nặng 3 kg.
Một vài ngày đầu sau sinh, chị Oanh phải cho con ăn tạm sữa ngoài do vết mổ còn đau, chưa có sữa. Nhưng từ ngày thứ 5 đến nay, chị nuôi con hoàn toàn bằng sữa mẹ và dự định cai sữa khi con được 1,5 tuổi.
Quá hạnh phúc vì có thêm con ở tuổi xưa nay hiếm, vợ chồng chị quyết định đập căn nhà mái bằng 1 tầng cũ để xây nhà mới 3 tầng rộng 400 m2. Căn nhà đang hoàn thiện những khâu cuối cùng, hơn 1 tháng nữa sẽ được vào ở.
“Mình có con là món quà vô giá rồi, tiền cũng không còn ý nghĩa gì nữa”, chị Oanh nói.
Chị Oanh chia sẻ, khi về nhà chỉ có 2 vợ chồng chăm con nhưng may mắn bé rất ngoan, hơn 1 năm qua, chưa đêm nào chị mất ngủ. Con ti mẹ xong là lăn ra ngủ.
“Thật không thể tưởng tượng được. Tuổi này như bọt nước, vớt được xíu nào thì vớt nhưng may quá chị lại đậu thai. Ai cũng bảo vợ chồng chị như trúng số độc đắc”, người mẹ U60 xúc động.
Niềm vui nối tiếp niềm vui, cô con gái của chị sau khi tốt nghiệp Học viện Tài chính cũng vừa lấy chồng ngay gần nhà và đang mang bầu bé đầu lòng.
Chị em thấy đó, người mẹ này chính là minh chứng sống cho thấy, không gì là không thể. Nếu cảm thấy mình có đủ sức khỏe, cảm thấy vẫn muốn sinh con thì hãy lên kế hoạch cẩn thận và tìm sẵn phương án dự phòng sau sinh. Tránh để tình trạng mất sữa đến mấy ngày, mấy tuần hay mấy tháng. Vì con thơ sinh ra không được bú mẹ ngày nào là thiệt thòi ngày đó.
Chị em thấy đó, người mẹ này chính là minh chứng sống cho thấy, không gì là không thể. Nếu cảm thấy mình có đủ sức khỏe, cảm thấy vẫn muốn sinh con thì hãy lên kế hoạch cẩn thận và tìm sẵn phương án dự phòng sau sinh. Tránh để tình trạng mất sữa đến mấy ngày, mấy tuần hay mấy tháng. Vì con thơ sinh ra không được bú mẹ ngày nào là thiệt thòi ngày đó.
PGS.TS Nguyễn Khang Sơn, Phó Giám đốc Trung tâm cho biết thêm, để nâng tỷ lệ thành công khi làm IVF, bác sĩ cần chọn được tinh trùng tốt, nuôi noãn tốt và nuôi phôi tốt.
Trong đó noãn phải được hoạt hóa tốt, tiêm tinh trùng vào noãn đúng thời điểm. Khi nuôi cấy phôi, phải sử dụng môi trường ấm có khí trộn nồng độ oxy thấp giúp chất lượng phôi luôn ổn định.
Khi chuyển phôi, bác sĩ sẽ chọn 1-2 phôi tốt nhất, tránh trường hợp chuyển cùng lúc 3-4 phôi để hạn chế mang đa thai.
(Theo VietNamNet)