Nằm trên trục đường 46, cách thành phố Vinh 13km, Nam Đàn là vùng đất địa linh nhân kiệt đã sản sinh ra nhiều bậc danh nhân, hào kiệt. Hiện nay Nam Đàn còn lưu giữ nhiều di tích lịch sử văn hoá có ý nghĩa to lớn đặc biệt là Khu tích Kim Liên gắn liền với thời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh với các cụm di tích quan trọng là làng Hoàng Trù quê ngoại và làng Sen quê nội Bác, mộ bà Hoàng Thị Loan và núi Chung, Nhà thờ họ Nguyễn Sinh, nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm, nhà thờ cụ cử Vương Thúc Quý….
 
Ngoài ra quý khách đến đây còn có thể được nhận thức một cách đầy đủ hơn về lịch sử, văn hóa và con người Nam Đàn với quần thể di tích và điểm hẹn thiên nhiên hấp dẫn như núi Thiên Nhẫn, thành Lục Niên, khu mộ La Sơn phu tử Nguyễn Thiếp ở xã Nam Kim, nhà lưu niệm Phan Bội Châu ở thị trấn Nam Đàn, đền thờ, lăng mộ Mai Hắc Đế và mộ mẹ nhà vua, đình Hoành Sơn, đền Hoàng Sơn, đình Trung Cần tại xã Khánh Sơn và hồ Tràng Đen thuộc xã Nam Nghĩa.
 
Khu di tích Kim Liên được thành lập từ năm 1956, thuộc lại hình di tích lưu niệm danh nhân, là di tích đầu tiên trong hệ thống bảo tàng và di tích lưu niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh trong toàn quốc được Đảng và Nhà nước ta có chủ trương bảo tồn, tôn tạo và phát huy tác dụng những giá trị di sản văn hoá về cuộc đời và sự nghiệp cách mạng vĩ đại của Chủ tịch Hồ Chí Minh “Anh hùng giải phóng dân tộc, danh nhân văn hoá  thế giới”
 
54 năm qua, đặc biệt là từ năm 1990 đến nay, mỗi năm Khu di tích Kim Liên đón tiếp tận tình chu đáo, an toàn tuyệt đối cho nhiều đoàn khách cao cấp của Đảng, Nhà nước, các đoàn Nguyên thủ quốc gia của các nước và phục vụ hàng triệu lượt khách tham quan trong nước và bầu bạn quốc tế về tham quan, nghiên cứu, học tập.
 
Khu di tích lịch sử Kim Liên được xếp hạng di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia  theo quyết đinh số 993/QĐ-BVH ngày 28/9/1990 của Bộ Văn hóa thông tin.
 
Lễ hội Làng sen được tổ chức vào ngày 19/5 hàng năm.
 
Đến với Khu di tích Kim Liên, Du khách có thể tham quan nhiều địa danh nổi tiếng, gắn liền với tên tuổi Chủ tịch Hồ Chí Minh:
 
Cụm di tích Hoàng Trù – Quê ngoại Bác Hồ
 
Cụm di tích Hoàng trù( làng Chùa) quê ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh, nằm ở trung tâm xóm Trù I xã Kim Liên-huyện Nam Đàn- Nghệ An, cách thành phố Vinh 14 km về hướng Tây theo Quốc lộ 46, đến km số 14 ré trái đi khoảng 1km nữa là đến di tích Hoàng Trù. Cụm di tích này bao gồm có 3 ngôi nhà: Ngôi nhà tranh 5 gian của cụ Hoàng Xuân Đường và Nguyễn Thị Kép( ông bà ngoại của Chủ tịch Hồ Chí Minh); nhà thờ chi nhánh họ Hoàng Xuân( họ ngoại Bác Hồ); ngôi nhà tranh 3 gian của bà Hoang thị Loan và ông Nguyễn Sinh Sắc( thân sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh), cả 3 ngôi nhà này đều nằm trong khu vườn rộng 7 sào Trung Bộ tương đương 3.500m2. Noi đây đã chứng kiến những sự kiện quan trọng trong quãng đời thơ ấu của Chủ tịch Hồ Chí Minh : nơi Chủ tịch Hồ Chí Minh cất tiếng khóc chào đời vào ngay 19.5.1890 và sống trọn 5 năm đầu tuổi ấu thơ trong tình yêu thương, nuôi dưỡng của ông bà ngoại, bố mẹ, anh chị và bầ con làng xóm và cũng chính nơi đay ngày 09-12-1961 trong lân vêf  thăm quê lần thứ 2 với cử chỉ thân tình Chủ tịch Hồ Chí Minh đã ngồi trước thềm nhà và nói chuyện thân mật với bà con trong làng sau 55 năm xa cách quê hương.
 
Cụm di tích Hoàng trù đã đựoc xếp hạng di tích lịch sử văn hoá Quốc gia năm 1990.
 
Nhà cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc
 
Cách Hoàng Trù 2km, làng Kim Liên ngát hương sen, còn gọi là làng Sen, là quê nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh - nơi Bác sống hồi niên thiếu (1901 -1906).
 
Sau luỹ tre xanh là ngôi nhà lá 5 gian đơn sơ do bà con làng Sen dựng cho gia đình cụ Nguyễn Sinh Sắc khi đỗ Phó bảng (1901), rời kinh thành Huế về quê nội sống đời sống cùng bà con xóm mạc. Cạnh đó là ngôi nhà 3 gian do ông Nguyễn Sinh Thuyết, anh cùng cha khác mẹ với cụ Sắc tặng cùng dịp, đây là trù phòng của gia đình. Trong ngôi nhà này, cụ Sắc đã dành hai gian trang trọng để thờ vợ và tiếp khách. Bàn thờ được làm bằng liếp tre nứa, trên trải chiếu nhỏ đặt bát hương, cây nến và bài vị bằng gỗ giản dị. Gian thứ tư là nơi nghỉ của cụ Sắc với phản gỗ kê bên cửa sổ chính cùng chiếc án thư đã từng chứng kiến việc cụ dạy các con học chữ, cũng là chỗ để cụ cùng bà con xóm mạc quây quần bên ấm chè xanh. Đây cũng là nơi cậu bé Nguyễn Sinh Cung cùng anh chị tiếp nhận nhân cách cao thượng của cha, lòng nhân ái của mẹ. Hiện các kỉ vật còn được lưu giữ một cách khá đầy đủ.
 
Khu trưng bày và nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh
 
Khu trưng bày ở di tích Kim Liên ra đời từ 1970, gồm 3 phòng Đây là bảo tàng đầu tiên trong cả nước trưng bày tiểu sử của Bác. Sau khi hệ thống bảo tàng Hồ Chí Minh ra đời, việc trưng bày ở đây chuyển thành trưng bày bổ sung di tích với những giải pháp mĩ thuật độc đáo, sáng tạo nhằm tôn vinh các tài liệu, hiện vật, tạo được cảm xúc mới, hấp dẫn người xem. Toàn bộ phòng trưng bày tiểu sử của Bác trước đây được chuyển sang chủ đề hoàn toàn mới mẻ: tình cảm của đồng bào, đồng chí trong nước và bạn bè quốc tế đối với Bác và khu di tích Kim Liên với một không gian thoáng, đầy ánh sáng với những đường viền hoa sen diễn tả sự lan toả đậm đà của Bác Hồ, của quê nhà Kim Liên.
 
 
Nhà tưởng niệm Chủ tịch Hồ Chí Minh tại khu DTLSVH Kim Liên Nam Đàn
 
Nhà tưởng niệm bổ sung thêm cho khu di tích hoàn thiện một mô hình mới trong hoạt động bảo tàng: mô hình Di tích - bảo tàng - tưởng niệm, góp phần quan trọng trong việc phát huy tình cảm thiêng của nhân dân đối với Bác
 
Di tích Nhà Thờ Họ Nguyễn Sinh, họ nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
 
Nhà Thờ đại tôn họ Nguyễn Sinh cách nhà ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc khoảng 200m nằm ở trung tâm xóm Sen 3 xã Kim Liên- Nam Đàn- Nghệ An, trong khu vườn rộng khoảng 800m2. Thuỷ tổ dòng tộc Nguyễn Sinh ở Làng Sen là ông Nguyễn Bá Phổ mẫi đến đời thứ tư mới đổi thành Nguyễn Sinh và tên đó tồn tại mãi cho đến ngày nay. Họ Nguyễn Sinh là một dòng họ là một dọng họ lớn ở xã Kim Liên từ xưa tới nay có nhiều người học giỏi và đỗ đạt cao, trải qua nhiều tháng năm gây dựng, phấn đấu các thế hệ tiếp nối đã tô điểm và làm nổi tiếng cho dòng họ, đặc biệt thế hệ thứ mười ba dòn họ đã có công sinh thành Chủ Tịch Hồ Chí Minh, Người không những chỉ làm vinh danh cho dòng họ mà còn rang danh cho dân tộc Việt Nam trở thành biểu tượng anh hùng và lương tri cho mọi thời đại.
 
Ngày 16-6-1957, sau năm mươi năm xa cách quê hương, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm nhà thờ họ, Người đã kính cẩn nghiêng mình dâng nén hương thơm tưởng nhớ tổ tiên, sau đó ân cần hỏi thăm tình hình mọi mặt của bà con trong họ, động viên mọi người cố gắng tăng gia sản xuất, đoàn kết xâyy dựng dòng họ, xây dựng dòng họ, xây dựng quê hương.
 
Năm 1991 nhà thờ họ Nguyễn Sinh được xếp hạng là Di tích lịch  sử văn hoá Quốc gia.
 
Di tích ngôi nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm - ông nội của Chủ tịch HCM.
 
Ngôi nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm- ông nội của Chủ tịch Hồ Chí Minh thuộc xóm Phủ Đầm, Làng Sen nay gọi là xóm Sen 3, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, cách nhà ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc khoảng 250m về hướng Đông trong kkhu vườn rộng 3 sào, 5 thước trung bộ tương đương 1.765m2 gồm có hai ngôi nhà, ngôi nhà lớn là nơi thờ tự và tiếp khách, ngôi nhà ngang là nơi sinh hoạt thường ngày của gia đình. Cụ Nguyễn Sinh Nhậm thuộc  thế hệ thứ 10, là chi họ I của dòng họ Nguyễn Sinh đây là một chi họ có truyền thống học giỏi, yêu nước và thành đạt đã làm rạng danh cho dòng họ,  trong đó có: Ông Nguyễn Sinh Diên sớm hoạt động yêu nước và trở thành Uỷ viên Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Nghệ An trong những năm mới thành lập; Nguyễn Sinh Thản đã chiến đấu hy sinh tại Matxcơva năm 1941 và được công nhận là liệt sỹ quốc tế năm 1985; Nguyễn Sinh Hùng, Uỷ viên Bộ Chính Trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Phó Thủ tướng  Thường trực Chính phủ nước Cộng hoà Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam, đặc biệt tại ngôi nhà này, ông Nguyễn Sinh Nhậm và bà Hà Thị Hy đã sinh thành người con trai  thhông minh, dĩnh ngộ đó là Nguyễn Sinh Sắc ( thân phụ Chủ Tịch Hồ Chí Minh).
 
Thời niên thiếu ba người con yêu nước của Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc là Nguyễn Thị Thanh, Nguyễn Tất Đạt, Nguyễn Tất Thành thường sang đây thắp hương tưởng niệm ông bà nội và cũng chính tại ngôi nhà này anh, chị của Bác thường lấy làm nơi bí mật để làm nơi hoạt động yêu nước. Ngày 23 tháng 8 nawm Canh Dần (1950), Nguyễn Sinh Khiêm tức Nguyễn Tấn Đạt người anh trai rất mẫu mực và tôn  kính của Chủ tịch Hồ Chí Minh đã mất tại đây. Ngôi nhà này đã chứa đựng nhiều giá trị lịch sử không những cuẩ quôc gia mà còn mang ý nghĩa  quốc tế.
 
Năm 1990 ngôi nhà cụ Nguyễn Sinh Nhậm được xếp hạng là Di tích lịch sử văn hoá Quốc gia.
 
 6. Di tích ngôi nhà cử nhân Vương Thúc Quý-Thầy học của Chủ tịch Hồ Chí Minh thời niên thiếu.
 
Ngôi nhà thày cử nhân Vương Thúc Quý cách Di tích cụ phó Bảng Nguyễn Sinh Sắc khoảng 200m về phía Tây, nằm trong mảnh vườn rộng 3 sào 9 thước trunng bộ tương đương 1.775m2 thuộc xóm Sen 4 xã  Kim Liên- huyện Nam Đàn- tỉnh Nghệ An gồm có 2 ngôi nhà, ngôi nhà trên làm nơi thờ tự, dạy học, tiếp khách; ngôi nhà ngang là nơi sinh hoạt thường ngày của cả gia đình.
 
Thầy cử nhân Vương Thúc Quý sinh năm Nhâm Tuất (1862) là con trai của Tú tài Vương Thúc Mậu lãnh tụ Chung nghĩa binh chống Pháp tại Kim Liên và đã hy sinh anh dũng vào năm 1896. Vương Thúc Quý đậu cử nhân ở Trường Nghệ Khoa Tân Mão (1981), ônng  là một trong “Tứ hổ Nam Đàn”, ông là người tài hoa,  thông minh, mẫn tiệp, giàu lòng yêu nước và đầy nghĩa khí, ông lập ra ngôi nhà này là để thờ cha mình là Lãnh tụ Chung nghĩa binh Vương Thúc Mậu, ngoài ra còn là nơi diễn ra nhiều cuộc mật đam quan trọng của các chí sỹ yêu nước nổi tiếng đương thời như Phan Bội Châu, Đặng Thái Thân, Nguyễn Sinh Sắc...nơi đây là lớp học để ông dạy chữ cho con em trong vùng, đặc biệt vào khoảng tháng 7 năm 1901, Nguyễn Sinh Cung (tên của Chủ Tịch Hồ Chí Minh thời niên thiếu) và cùng anh trai là Nguyễn Sinh Khiêm được phó bảng Nguyễn Sinh Sắc gửi sang đây để học chữ thánh hiền. Vốn là người thông minh, ham học, ham hiểu biết và có chí tiến thủ, sau nhiều lần thử tài, thầy cử nhân Vương Thúc Quý đã phát hiện ra năng lực, ý chí hơn người và hết sức tin yêu và quan tâm đặc biệt, gửi gắm nhiều kỳ vọng lớn lao của mình đối với học trò Nguyễn Sinh Cung. Ngôi nhà học đường này cùng người thầy đáng kính Vương Thúc Quý là môi trường tư tưởng, văn hoá tốt đẹp góp phần ươm trồng tài năng, nghị lực của Nguyễn Sinh Cung. Trong hai lần về thăm quê Chủ tịch Hồ Chí Minh đều hỏi thăm gia đình cử nhân Vương Thúc Quý. Người nói: “Thầy cử Vương là thầy học của Bác thời niên thiếu”.
 
Năm 1990, nhà thầy cử nhân Vương Thúc Quý được xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá Quốc gia.
 
Cây đa, sân vận động, đền Làng Sen.
 
Cây đa, sân vận động, đền Làng Sen nằm ở trung tâm Làng Sen thuộc xóm Sen 3 và Sen 4 xã Kim Liên, Nam Đàn, Nghệ An cachs nhà ông Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc khoảng 200m về hướng Bắc, nơi đây thường diễn ra các hoạt động văn hoá dân gian, in đậm trong tâm thức của nhiều thế hệ dân làng. Cây đa, sân vận động, đền Làng Sen không những biểu tượng văn hoá của nhân dân xã Kim Liên mà còn ghi dấu ssự kiện quan trọng và đi vào lịch sử như một nhân chứng ghi lại những kỷ niệm sâu sắc trong hai lần Chủ tịch Hồ Chí Minh về thăm quê ngày 16-6-1957 và ngày 09-12-1961 và cũng chính tại nơI đây Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói chuyện thân mật với bà con xã Kim Liên và nhân dân Nam Đàn trong hai lần được đón Bác về thăm.
 
Cây đa, sân vận động, đền Làng Sen đã được xếp hạng là di tích lịch sử văn hoá Quốc gia năm 1991.
 
Di tích Núi Chung.
 
Núi Chung là một quần thể di tích danh thắng của xã Kim Liên, nơi đây Danh sỹ Nguyễn Thiếp (1723- 1804) đã từng ca ngợi: “Chung Sơn tam đỉnh hình vương tự, Kế thế anh hùng vượng tử tôn” nghĩa là “Núi Chung có ba đỉnh hình chữ vua, nối nghiệp cha anh con cháu sẽ nở rộ những anh hào”.
 
Núi Chung nơi căn cứ của Chung nghĩa binh - Đội sỹ tử của phong trào Cần Vương chống Pháp, dưới sự lãng đạo của tú tài Vương Thúc Mậu, nơI đây có Đền tháng cả thờ Xuân Lâm tướng quân Nguyễn Đắc Đài, một tướng giỏi Triều Trần; có lầu gắc chuông, chùa Bảo Quang, lăng Quan Tả và là nơI Chi bộ Lâm Thịnh đã bí mật hoạt động ở đây từ những năm 1930- 1931.
 
Nguyễn Sinh Cung tức Nguyễn Tất Thành tên gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh thời niên thiếu thường cùng với các bạn trong vùng lên đỉnh núi Chung ngắm cảnh quê hương, thả diều, kéo co, đánh trận giả và nhiều trò chơi thú vị khác. Núi Chung nơi ghi dấu và những chứng tích lịch sử của địa phương và những kỷ niệm êm đẹp trong quãng đời niên thiếu của Chủ tịch Hồ Chí Minh tại quê hương.Năm 1991 núi Chung đã được xếp hạng là Di tích lịch sử cấp Quốc gia.
 
Mộ bà Hoàng Thị Loan ( thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh).

Mộ bà Hoàng Thị Loan ( thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh) toạ lạc trên đỉnh núi Động tranh thấp trong một khu rừng rộng hơn 10ha, thuộc xóm 10 xã Nam Giang, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An cách Cụm Di tích Hoàng Trù, Làng Sen khoảng chừng 4km về hướng Đông Bắc.
 
 
Mộ bà Hoàng Thị Loan - Thân mẫu Chủ tịch Hồ Chí Minh
 
Từ nhiều năm nay, mộ bà Hoàng Thị Loan đã đón hàng vạn lượt khách trong nước và bầu bạn quốc tế đến dâng hương, tưởng niệm với tấm lòng thành kính và biết ơn sâu sắc người mẹ đã có công sinh thành và nuôi dưỡng Chủ tịch Hồ Chí Minh một vĩ nhân được thế giới tôn vinh “Anh hùng giải phóng dân tộc- Danh nhân văn hoá thế giới”.
 
- Bà Hoàng Thị Loan sinh năm Mậu Thìn (1868) ở làng Hoàng Trù, xã Kim Liên, huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An là con gái đầu lòng của cụ Hoàng Xuân Đường và Nguyễn Thị Kép. Năm 1883 vượt qua sự ràng buộc của lễ giáo phong kiến, bà kết hôn vơI Nguyễn Sinh Sắc,, chàng nho sinh nghèo, mồ côI được cụ Hoàng Xuân Đường nuôi cho ăn học. Bà Hoàng Thị Loan, người con gái đẹp người, đẹp nết, thông minh, giản dị cần cù, tảo tần vất vả giúp chồng ăn học và nuôI con khôn lớn, bà đã có công sinh thành và dưỡng dục 3 người con yêu nước Nguyễn Thị Thanh – tự Bạch Liên (1884), Nguyễn Sinh Khiêm – tự Tất Đạt(1888) và Nguyến Sinh Cung – tự Tất Thành tức Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890) các con của bà đều là người giàu nghị lực, chí yêu nước thương nòi và làm nên việc lớn có ích cho nước có lợi cho dân.
 
Năm 1895 bà quyết tâm cùng chồng và đưa hai con trai của mình là Nguyễn Sinh Khiêm và Nguyễn Sinh Cung vào Huế giúp chồng học tập và nuôI con trưởng thành. Ngày 22 tháng Chạp năm Canh Tý (10-02-1901) bà mất tại Huế, thi hài của bà được bà con xứ Huế mai táng ở núi Tam Tầng bên dãy núi Ngự Bình – Huế.
 
Năm 1922 hài cốt của bà được con gái đầu lòng Nguyễn Thị Thanh đưa về táng trong vườn nhà tại Làng Sen.
 
Năm 1942 người con trai cả là Nguyễn Sinh Khiêm chuyển hài cốt của bà đặt ở Núi Động tranh thấp.
 
Tháng 5- 1984 Đảng bộ và nhân dân tỉnh Nghệ Tĩnh cùng lực lượng vũ trang quân khu 4 đã tôn tạo phần mộ của bà tại vị trị cũ như hiện nay.

Năm 2010, khu mộ bà Hoàng Thị Loan lại một lần nữa được tu bổ tôn tạo lại. Ngày 21/7/2010 công trình được khởi công xây dựng và khánh thành ngày 3/6/2011. Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết đã về dự lễ.
 
Khu mộ bà Hoàng Thị Loan hiện nay là một công trình kiến trúc có kiểu dáng đẹp và gần gũi, mái che mộ có hình khung cửi cách điệu với 6 dải lụa mềm mại gợi nhớ cuộc đời canh cửi vất vả nuôi chồng nuôi con thuở sinh thời. Phía sau phần mộ là bức phù điêu bằng đá trắng khắc hoạ những cánh hoa sen thanh tao, tinh khiết của quê nhà và cũng là biểu tượng về cuộc đời và nhân cách của bà. công trình không đồ sộ mà khiêm nhường, lặng lẽ mà hài hoà với cảnh quan Động Tranh, dãy Đại Huệ và cả vùng non nước Hồng Lam.