“Hiện nay, hơn 12 triệu trẻ em đang bị tổn thương và sợ đến trường, đặc biệt là trẻ em gái. Ngoài ra, còn có các cuộc tấn công vào hệ thống giáo dục, chẳng hạn như bắt cóc học sinh, các chiến binh ngang nhiên hoành hành và tình trạng mất an ninh chung trong các trường học đã làm trầm trọng thêm số lượng trẻ em bỏ học”, tờ báo địa phương Punch dẫn tuyên bố của tổng thống tại một hội nghị về an ninh giáo dục ở thủ đô Abuja.
Tổng thống Bukhari lưu ý rằng, tâm lý của những học sinh trải qua vụ bắt cóc hoặc bạn cùng lớp và giáo viên bị bắt cóc đều bị tổn thương, do đó, các em sẽ khó tập trung vào việc học và đến lớp ít hơn.
Những vụ bắt cóc hàng loạt học sinh để đòi tiền chuộc đã tiếp tục diễn ra ở Nigeria trong vài năm qua.
Những nhóm bắt cóc này từ lâu đã khủng bố ở phía Tây Bắc và miền Trung Nigeria, cướp bóc, trộm cắp gia súc và bắt cóc để đòi tiền chuộc. Khoảng 1.000 học sinh đã bị bắt cóc kể từ tháng 12/2020 sau khi các băng nhóm bắt đầu nhắm vào các trường trung học và cao đẳng. Hầu hết đã được trả tự do sau khi đàm phán, nhưng vẫn còn người bị giam giữ tại các trại trong rừng.
Trước đó, nhóm khủng bố Boko Haram được xem là chủ mưu thực hiện nhiều vụ tiến công trường học và bắt cóc học sinh, nổi bật là vụ bắt cóc 276 nữ sinh ở thị trấn Chibok, bang Borno phía đông bắc Nigeria năm 2014.
Đừng đầu độc tim bằng hóa chất, nếu huyết áp trên 140/90, hãy ăn 1 muỗng cà phê. Đơn giản..
Làm thế nào để khôi phục thị lực lên đến 100% tại nhà? Thêm chi tiết tại đây.
Đến năm 2016, 20 nữ sinh được trả tự do nhờ nỗ lực của Hội Chữ thập đỏ. Một số khác trốn thoát hoặc được giải cứu. Tuy nhiên, vẫn còn ít nhất gần 200 em còn bị giam giữ.
Năm 2017, Boko Haram đã trả tự do cho ít nhất 80 nữ sinh. Sau đó, toàn bộ số nữ sinh Chibok còn lại đã được về nhà sau khi Chính phủ Nigeria đồng ý phóng thích các phiến quân Boko Haram bị giam giữ.
Kể từ năm 2009, phiến quân Boko Haram đã thực hiện các vụ tiến công, gây mất ổn định tại khu vực đông bắc Nigeria, khiến ít nhất 36.000 người thiệt mạng và khoảng hai triệu người phải rời bỏ nhà cửa, gây ra một cuộc khủng hoảng nhân đạo nghiêm trọng trong khu vực.
Bạo lực đã lan sang các quốc gia láng giềng như Niger, Chad và Cameroon, dẫn tới phải thành lập một liên minh quân sự khu vực để chống lại lực lượng này./.