p-1637826569.jpg
Hà Tĩnh phấn đấu xây dựng tỉnh đạt chuẩn NTM vào năm 2025

Những mục tiêu cụ thể

Đến nay, toàn tỉnh đã có 171/182 xã (tỷ lệ 94%) đạt chuẩn NTM, 19 xã đạt chuẩn NTM nâng cao, 2 xã NTM kiểu mẫu, 747 khu dân cư NTM kiểu mẫu, 7.244 vườn mẫu đạt chuẩn; 8/13 huyện, thành phố, thị xã đạt chuẩn/hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Hạ tầng khu vực nông thôn được quan tâm đầu tư, xây dựng, nâng cấp.

Hà Tĩnh là địa phương có những cách làm sáng tạo và đạt nhiều kết quả quan trọng trong xây dựng NTM. Theo đó, nhờ phát huy dân chủ, đoàn kết toàn dân, người dân thấy được lợi ích thiết thực của quá trình xây dựng NTM nên nhiều xã tuy rất khó khăn, nhưng chỉ trong thời gian ngắn đã nỗ lực đạt chuẩn NTM thuyết phục.

Bên cạnh đó, tỉnh đã ban hành các cơ chế, chính sách khuyến khích, hỗ trợ phát triển sản xuất. Chú trọng nguồn lực xã hội hóa; xúc tiến, kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội vùng nông thôn.

Xây dựng tỉnh đạt chuẩn NTM giai đoạn 2021 – 2025, Hà Tĩnh đặt mục tiêu đến năm 2025 sẽ có 13/13 đơn vị cấp huyện đạt chuẩn NTM, trong đó ít nhất 3 huyện đạt chuẩn NTM nâng cao; huyện Nghi Xuân đạt chuẩn NTM kiểu mẫu, điển hình về văn hóa gắn với phát triển du lịch. 100% số xã đạt chuẩn NTM, ít nhất 50% số xã đạt chuẩn NTM nâng cao; có trên 10% số xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đạt tối thiểu 60 triệu đồng/người/năm; tốc độ tăng trưởng bình quân ngành nông, lâm, thủy sản đạt 3%/năm; có ít nhất trên 200 sản phẩm, dịch vụ đạt chuẩn OCOP cấp tỉnh, trong đó có 20% số sản phẩm đạt 4 sao, trên 5% số sản phẩm đạt 5 sao. Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước đạt tối thiểu 85%.

Phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo

Để đạt mục tiêu đề ra, bên cạnh việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, khơi dậy khát vọng, phát huy tinh thần tự chủ, ý chí tự lực, tự cường và nội lực của người dân; huy động và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực, đẩy mạnh xã hội hóa trong xây dựng NTM. Hà Tĩnh sẽ chủ động, sáng tạo, cụ thể hóa các nội dung Đề án Thí điểm xây dựng tỉnh NTM.

Theo đó, tập trung thực hiện tái cơ cấu ngành nông nghiệp, nâng cao giá trị gia tăng, phát triển kinh tế nông thôn bền vững gắn bảo vệ môi trường và thích ứng với biến đổi khí hậu; đẩy mạnh phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ và các ngành nghề có lợi thế.

Thûåc hiïån töët cöng taác vaâ quản lý quy hoạch trong giai đoạn mới đảm bảo tính kết nối, đồng bộ. Tập trung nâng cao chất lượng đạt chuẩn, nâng cấp các tiêu chí ở các thôn, xã, huyện, đảm bảo bền vững; đẩy mạnh xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu; ưu tiên nguồn lực thực hiện hoàn thành các tiêu chí ở các xã, huyện chưa đạt chuẩn.

Hoàn thiện các tiêu chí cấp tỉnh, trong đó quan tâm ưu tiên phát triển hạ tầng trọng yếu, đảm bảo kết nối đồng bộ, hài hòa giữa phát triển công nghiệp với nông nghiệp, giữa đô thị và nông thôn, giữa vùng khó khăn với vùng động lực phát triển, nhất là hạ tầng giao thông, thủy lợi, điện, viễn thông.

Sử dụng hiệu quả nguồn vốn ngân sách cấp tỉnh, huyện, xã để hoàn thiện các tiêu chí tỉnh đạt chuẩn NTM. Lồng ghép nguồn vốn đầu tư các Chương trình Mục tiêu quốc gia và các chương trình, dự án khác trên địa bàn, tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội trọng điểm…

Bïn caånh đó, nâng cao năng lực lãnh đạo của tổ chức Đảng, vai trò quản lý, điều hành của chính quyền các cấp; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội và nhân dân trong xây dựng NTM.

Ông Hòang Trung Dũng - Bí thư Tỉnh ủy Hà Tĩnh - nhận định, xây dựng tỉnh NTM là nhiệm vụ mang tính chiến lược lâu dài, toàn diện, tạo nền tảng bền vững về kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường, quốc phòng - an ninh, trật tự an toàn xã hội. Ngoài ra, NTM góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, thay đổi tư duy của người lao động; khai thác hiệu quả tiềm năng, lợi thế các vùng, hành lang kinh tế. Như vậy, NTM sẽ tạo nền tảng bền vững để thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở địa phương.

Hà Tĩnh xác định “Bốn trụ cột - Ba nền tảng” và “Ba đô thị - Một trung tâm - Ba hành lang” là trọng điểm phát triển cho giai đoạn 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2045./.