Mã hóa đầu cuối sẽ được triển khai cho người dùng RCS Messages vào mùa hè này, cùng với tất cả các tính năng Android mới khác mà Google đã công bố hồi đầu tuần. Nhưng có một số lưu ý mà người dùng nên hiểu, đó là không phải tất cả các tin nhắn được trao đổi thông qua ứng dụng trò chuyện của Google sẽ được mã hóa đầu cuối.
Người dùng không phải làm bất cứ điều gì để kích hoạt mã hóa đầu cuối trên điện thoại của họ. Nó sẽ có sẵn để sử dụng nhưng chỉ hoạt động khi cả hai người tham gia vào cuộc trò chuyện đều sử dụng ứng dụng Messages của Google, và cả hai đều bật tính năng trò chuyện (Chat). Chat là tính năng biến tin nhắn SMS thành tin nhắn RCS. Ngoài mã hóa, Chat sẽ hiển thị cho người dùng khi người khác đang nhập, cung cấp xác nhận đã đọc và cho phép người dùng chia sẻ tập tin, ảnh và các phương tiện khác. Ngoài ra, tin nhắn RCS hoạt động qua kết nối internet.
Để biết liệu việc nhắn tin của mình với ai đó có phải là mã hóa đầu cuối hay không, người dùng sẽ phải tìm biểu tượng khóa bên cạnh biểu tượng gửi, như trong hình trên. Điều này báo hiệu rằng cả hai người đều đang sử dụng Google Messages và cuộc trò chuyện giữa họ được bảo vệ bằng mã hóa đầu cuối.
Trên iOS, nếu bong bóng của người dùng có màu xanh lam trên iPhone, iPad và Mac, thì có nghĩa họ đang gửi iMessages được mã hóa. Nếu chúng chuyển sang màu xanh lá cây có nghĩa đang sử dụng nhắn tin SMS thông thường qua mạng của nhà cung cấp dịch vụ và không được mã hóa.
Video mới của Google bên dưới giải thích cách mã hóa đầu cuối hoạt động trên các thiết bị Android.
Mã hóa đầu cuối trên Google Messages chỉ có sẵn trong các cuộc trò chuyện trực tiếp giữa những người dùng Messages có bật các tính năng trò chuyện. Điều đó có nghĩa là bất kỳ cuộc trò chuyện nhóm nào mà họ tham gia đều không nhận được cùng một tính năng bảo mật và quyền riêng tư. Đó không phải là hạn chế mà người dùng iPhone, iPad và Mac phải lo lắng khi tương tác trong cuộc trò chuyện nhóm qua iMessage hoặc cuộc gọi nhóm qua FaceTime đều được bảo vệ bởi mã hóa đầu cuối luôn được bật./.