dscn1126-1634466136-1634546334.jpg
Chùa Tam Bửu với nhiều giai thoại ly kỳ về ngôi Long Đình

Khi biết tin các đồ đệ đóng ngôi Long Đình mới, đức Bổn sư bảo: "Sau này, người ta tự mang Long Đình trả về chỗ cũ, mắc gì đóng cái mới. Người nào mang Long Đình đi sẽ chết nằm, chôn đứng, thiên hạ khinh khi". Không ai tin những điều này bởi Trần Bá Lộc đang ngất ngưỡng trên đỉnh quyền lực.

Trần Bá Lộc sinh năm 1839, là con trai một tú tài nghèo ở Cù Lao Giêng, An Giang. Năm Lộc 20 tuổi, quân Pháp bắt đầu tấn công Sài Gòn (năm 1859). Đang buôn cá bằng thuyền chèo tay, Lộc xin vào làm lính tập của Pháp. Nhờ khát máu, chỉ sau 2 năm, Lộc được Pháp giao cho chức cai rồi sau đó leo lên đến chức tri huyện. Là người Việt nhưng Lộc rất "say mê" đàn áp những nghĩa sỹ kháng chiến đến nỗi các sĩ quan Pháp cũng khinh miệt. Năm 1868, Lộc leo lên chức Đốc phủ sứ Cái Bè. Tuy đóng ở Cái Bè nhưng tầm hoạt động "lùng diệt quân kháng chiến" của Lộc phủ khắp miền Nam. Hầu hết các cuộc kháng chiến ở miền Nam giai đoạn này đều do Lộc dẫn quân đi đàn áp, triệt tiêu. Khi Lộc được Pháp trao chức Tổng đốc Bình Thuận - Khánh Hòa thì con trai là Trần Bá Thọ được Pháp cho nối quyền cha nhận chức đốc phủ sứ Cái Bè.

Những ngày già yếu cuối đời, Trần Bá Lộc sống đơn độc một mình vì người đời, kể cả những người Pháp đã từng làm việc chung lạnh nhạt, xa lánh. Vì nghĩ mình quá tàn ác, ông dặn con cháu bí mật chôn đứng mình trong huyệt mộ với suy nghĩ: Người dân căm thù sẽ quật mồ ông rồi chôn đứng, khi ấy tử thi ông ta sẽ được nằm xuống. Không ngờ, người ta ghét ông đến mức độ không thèm quan tâm đến. Thế là ông ta vẫn còn bị chôn đứng cho đến tận ngày nay tại Cái Bè.

tran-ba-loc-untitled-1634466265-1634546377.jpg
Chân dung Trần Bá Lộc, kẻ bị "chết đứng" dưới nguyệt mộ

Con trai ông là Trần Bá Thọ - Đốc phủ sứ Cái Bè, sau này tự tử bằng 1 phát súng vào đầu không rỏ nguyên do. Dân gian truyền rằng, Trần Bá Thọ tự tử là do để ngôi Long Đình trong nhà. Hoảng sợ, một người con khác của Trần Bá Lộc là Trần Bá Thọ là Trần Bá Tư chở ngôi Long Đình hiến tặng cho chi nhánh viện Viễn Đông Bác Cổ ở Sài Gòn vào năm 1935.

Nhiều nguồn giai thoại kể rằng, từ khi nhận ngôi Long Đình, các nhân viên viện Viễn Đông Bác Cổ Sài Gòn bắt đầu chứng kiến nhiều chuyện lạ kỳ. Thỉnh thoảng lúc nửa đêm người ta nghe có âm thanh lịch kịch phát ra như có người khiêng ngôi Long Đình; Những cổ vật trưng bày trong viện Bảo tàng cứ bị di dời vị trí một cách bí ẩn… Ly kỳ nhất là chuyện ông Bernard Phillipe Groslier, quản thủ viện Bảo tàng giai đoạn trước năm 1940 bị mất cổ vật.

Đó là một ngày cuối năm 1939, ông Bernard tiếp nhận 1 số cổ vật từ trường Viễn Đông Bác Cổ mới khai quật được từ một số ngôi mộ cổ ở ngoại ô Sài Gòn. Sau khi ký nhận xong, ông mang vào đặt tạm trên ngôi long đình rồi xoay lưng lại lau dọn chổ trưng bày. Lau dọn xong, ông quay lại lấy các món cổ vật thì… không thấy đâu nữa. Tưởng có trộm, ông hô hoán. Nghe tiếng ông hô, nhiều người từ bên ngoài chạy vào hỏi han. Ông kể lại chuyện mất trộm. Vừa kể ông vừa dùng tay chỉ vị trí đặt các món cổ vật trên Long Đình. Không ngờ, các món cổ vật vẫn còn nằm nguyên vị trí. Mọi người cười cợt ông rồi đi ra. Khi mọi người vừa ra khỏi phòng, ông trở lại công việc và sửng sốt khi thấy các món cổ vật lại biến mất. Ông lại tri hô, mọi người lại chạy vào để rồi trông thấy những món cổ vật vẫn còn đó.

mo-dung-cua-tran-ba-loc-o-cai-be-tien-giang-1634466329-1634546415.jpg
Mộ đứng của Trần Bá Lộc ở Cái Bè, Tiền Giang

Cũng có giai thoại kể rằng, năm 1967, Nguyễn Văn Thiệu nơm nớp sợ CIA đảo chính mình nên cho mời "chiêm tinh gia" Huỳnh Liên vào Dinh Độc Lập khám phong thủy để trấn yểm "làm vương muôn đời". Sau khi khám suốt vài tháng trời, Huỳnh Liên yêu cầu Thiệu xây Hồ Con Rùa, sửa đài phun nước trong dinh độc lập để đầu rồng (dinh Độc Lập) luôn ngẫng cao đầu và đuôi rồng (Hồ Con Rùa) luôn ve vẩy, mừng rỡ. Sau khi xây xong các công trình dị đoan đó, năm 1970 Thiệu cho mời "chiêm tinh gia" Huỳnh Liên đến khám phong thủy lại. Đứng trên sân thượng dinh Độc Lập, đang dùng kính chiếu yêu phóng ánh sáng bốn hướng, đột ngột "chiêm tinh gia" hét lớn: "Không ổn! Không ổn! Phải cho nó come back go home! Không thì bị đảo chính". Nghe đến từ đảo chính, Thiệu toát mồ hôi, hỏi dồn. "Chiêm tinh gia" chỉ về hướng viện Bảo tàng nói: "Nơi đó có một di vật tôn giáo phải trả lại cho người ta, nếu không, ngài sẽ bị đảo chính".

Hoảng hốt, Thiệu cho người đến viện Bảo tàng điều tra mới biết ngôi Long Đình của giáo phái Tứ Ân Hiếu Nghĩa đang bị trưng dụng. Thiệu chưa ban lệnh di dời ngôi Long Đình trở về nguyên quán thì nhận được "thỉnh nguyện thư" của "hội đồng Liên phái Trung ương Bửu Sơn Kỳ Hương" xin Tổng Thiệu trả lại ngôi Long Đình. Thiệu nhận "Thỉnh nguyện thư" từ tay ông Trần Văn Ân, thời điểm đó là Phụ tá đặc biệt Nghiên cứu chính trị văn hóa Phủ tổng thống. Tất nhiên là Thiệu ký duyệt ngay.

Đó là giai thoại nhưng việc Thiệu trả lại ngôi Long Đình là có thật. Ngày 06-04-1971, văn phòng Phủ của Tổng Thiệu thực hiện nghi lễ trả lại ngôi Long Đình cho chùa Tam Bửu. Suốt 3 ngày (từ ngày 12 đến 15-05-1971) chính quyền Sài Gòn tổ chức đoàn đưa ngôi Long Đình rình rang từ Sài Gòn dài đến chùa Tam Bửu. Ông Trần Văn Ân đại diện chính phủ VNCH II trịnh trọng đọc văn tự bàn giao ngôi Long Đình cho chùa Tam Bửu. 

Ăn ké sự kiện này, ông Trần Quốc Bửu - Một CIA nằm vùng trong lực lượng lao động Sài Gòn với chức vụ Chủ tịch Tổng Liên đoàn Lao công VNCH thuê người chạm 1 bức hoành phi sơn son thếp vàng ghi: "Bảo tàng viện: Giao lãnh Long Đình. Giám đốc Viện Bảo tàng: Ông Nghiêm Phẩm, giao. Viện trưởng Viện Chỉ đạo: Ông Nguyễn Đắc Cơ, lãnh. Phụ tá văn hóa chính trị: Ông Trần Văn Ân, chứng. Ông Trần Quốc Bửu, kính tặng (tặng bức hoành phi).

dscn1119-1634466396-1634546453.jpg
Những chức sắc của đạo Tứ Ân Hiếu Nghĩa

Thế là tiểu sử của ngôi Long Đình linh thiêng được dài thêm bởi 1 câu chuyện ly kỳ liên quan đến thói dị đoan của Nguyễn Văn Thiệu. Hóa ra, ngôi Long Đình không chỉ là một biểu tượng bất khuất của lòng yêu nước trước họa ngoại xâm mà con là một vật chứng cười chê thói dị đoan hợm người của một "nguyên thủ quốc gia" dỏm, cứ nơm nớp sợ mất ghế tổng thống dù biết rằng cái ghế ấy là hư danh, ngụy tạo. 

Ngày nay, ngôi “Long Đình” vẫn được các tín đồ Tứ Ân Hiếu Nghĩa đặt trang trong tại chánh điện Tam Bừu Tự để bảo quản, thờ tự hàng ngày./.