Gần 1 tháng qua, chuyến xe chở bệnh nhân nghèo về quê miễn phí của ông Đoàn Ngọc Hải đã đi được hơn 3000km. Dù phải chịu nhiều khó khăn, bị gia đình cấm cản thì ông Hải lại bất chấp dãi dầu nắng mưa để giúp đỡ mọi người.
Gần 1 tháng qua, chuyến xe chở bệnh nhân nghèo về quê miễn phí của ông Đoàn Ngọc Hải đã đi được quãng đường dài hơn 3.000km, chở được 6 bệnh nhân về đến nhà an toàn và hỗ trợ tiền để họ vượt qua lúc khốn khó.
Trên xe của ông Hải đầy đủ vật dụng cho một chuyến đi xa hàng trăm km
Nói về công việc đầy ý nghĩa này, ông Hải chia sẻ, bản thân ông thực hiện các chuyến xe cứυ ᴛʜươɴɡ miễn phí không phải để nổi tiếng. Ông chỉ có suy nghĩ muốn giúp người nghèo, và ông thấy vui vì điều đó.
Ông Hải bộc bạch, ông tính chở xong chuyến này sẽ về Hà Nội chở thêm 1 chuyến ở Viện Nhi hoặc viện K nữa sẽ về TP.HCM. Ban đầu vợ con không đồng tình việc làm của ông, nhưng sau biết tính ông "ngang" muốn làm theo ý mình nên gia đình buộc phải "chiều" ý ông. Đến giờ gia đình luôn cổ vũ động viên những việc ông làm.
"Gia đình lo lắng lắm nên thường xuyên gọi điện, đơn giản chỉ là chuyện đi đường dài như thế này ăn ở ngủ nghỉ thế nào, vì tôi chạy xe 10 ngày liên tiếp".
Thay vì giường ấm, đệm êm, ông Hải chọn bữa cơm đường, cháo chợ, giấc ngủ vội vàng trên vô lăng, đúng như ông từng chia sẻ "đói ăn, khát uống, mệt ngủ liền”.
Ông Hải tranh thủ chợp mắt trong khi chờ bệnh nhân - Ảnh: VTCNews
“Hàng xóm, họ hàng, cứ tга tấn mẹ tôi với câu nói như, Hải nó đi như thế này thì chết, là mẹ tôi lại bực. Họ cứ nói những chuyện không hay đến với mẹ tôi, toàn chuyện tiêu cực khiến cụ hoảng loạn, lo lắng cho con. Tâm lý người mẹ ai cũng thế”, ông Hải chia sẻ và nhận định: “Họ cũng suy nghĩ không đúng về làm từ thiện, đã làm từ thiện thì đừng sợ mà đã sợ thì đừng làm”.
Vì sở thích thích phiêu du một mình, nên ông chưa muốn thêm người đồng hành trên các chuyến đi chở bệnh nhân miễn phí. Điều ông lo lắng hơn cả là việc lái xe rất ɴguy hiểm nên ông sợ liên lụy đến họ. Thấy việc làm ý nghĩa của ông Hải, nhiều người gọi điện nhắn tin sẽ đi cùng để giúp đỡ, có người gửi quà và tiền hỗ trợ nhưng ông không nhận.
Hình ảnh đời thường của ông Hải khiến nhiều người không khỏi xúc động - Ảnh: BGT
Cũng theo ông Đoàn Ngọc Hải, trên đường vận chuyển bệnh nhân nghèo, có nhiều người nhận ra nên đã chặn lại để tặng nước lọc, sữa và tiền để giúp người nghèo. Khi không nhận thì mọi người nhất quyết không chịu đi nên phải nhận tượng trưng.
Có lần chuyển bệnh nhân lên Hà Giang, người dân kéo đến đông, cho nguyên một xe thực phẩm. Sau khi về Hà Nội thì ông đã tặng lại cho các nhân viên vệ sinh. Còn tiền của mọi người tặng để dành lại để dành vào việc thiện khi cần.
Mỗi ngày ông đi trung bình 600km, đến bữa cơm thì dừng đâu ăn đó. Nếu gặp chỗ không có quán cơm sẽ ăn tạm lương khô mang theo, nghỉ ngơi tại xe rồi tiếp tục hành trình.
Ông Đoàn Ngọc Hải cho biết xe chở bệnh nhân được ông đăng ký trở thành xe cứu thương chuyên dùng. Xe mới, nhập nguyên chiếc từ Hàɴ Qυṓc, trị giá khoảng 700 triệu đồng và do ông tự dùng tiền mua.
“Đích thân tôi lái xe сứυ thương đưa bệnh nhân nghèo về quê miễn phí, kể cả từ Hà Nội vào TP.HCM hoặc từ TP.HCM ra Hà Nội, miền Trung, miền Tây và Tây Bắc. Trên đường về quê, tôi sẽ lo cơm và phòng nghỉ cho bà con nghèo, khi nào bà con cứ thấy xe cứu thương của tôi biển số 51B – 507.44 thì bà con cứ ra gặp và tôi sẽ phục vụ ngay lập tức”, ông Đoàn Ngọc Hải chia sẻ.
Tôi đến bệnh viện tìm vị trí phù hợp và đậu xe ở ngoài, bệnh nhân nghèo khi có nhu cầu được chở về quê, tôi sẽ xem bệnh án và giấy xuất viện, thấy đúng thì tôi chở về ngay. Để thuận lợi phục vụ bệnh nhân nghèo, tôi rất mong được vào bên trong bệnh viện để đậu xe ở khu vực phù hợp
Ông Đoàn Ngọc Hải nói về “điều kiện” để bệnh nhân nghèo được phục vụ miễn phí.
Theo lời kể của ông Đoàn Ngọc Hải, thông tin từ một số bệnh viện cho biết 1 chuyến xe chở bệnh nhân về Hà Nội hiện chi phí khoảng 21 triệu, về miền Trung khoảng 15 triệu, về miền Tây khoảng 10 triệu đồng.
“Tôi chỉ phục vụ bệnh nhân nghèo miễn phí, để phần nào giúp gia đình họ bớt khó khăn”, ông Đoàn Ngọc Hải nói và chia sẻ thêm: “Trên xe, tôi cũng có trang bị đủ tiêu chuẩn để có thể chở bệnh nhân qua đời, cùng thân nhân họ về quê miễn phí”.
Xe cứu thương mới, nhập nguyên chiếc từ Hàn Quốc, trị giá khoảng 700 triệu đồng, do ông Đoàn Ngọc Hải tự bỏ tiền ra mua
Ông Đoàn Ngọc Hải từng làm Phó chủ tịch UBND Q.1 từ năm 2015, phụ trách khối kinh tế. Từ đầu năm 2016, ông được phân công phụ trách khối đô thị. Tháng 6.2019, ông được UBND TP.HCM điều động qua làm Phó tổng giám đốc Tổng công ty xây dựng Sài Gòn và ông xin từ chức.
Sau đó, ông Đoàn Ngọc Hải trở thành một vận động viên marathon ở cự ly 42 km, và tham gia khá nhiều hoạt động chạy marathon ở các giải trong cả nước.
Từng chia sẻ “không ngờ cuộc đời mình giờ lại vậy” nhưng ông Đoàn Ngọc Hải cho hay ông vẫn vui vẻ với cuộc sống hiện tại và đang cố gắng thực hiện một số ấp ủ lâu nay.
Ngày 28.8, ông Đoàn Ngọc Hải đã chờ khoảng hơn 3 giờ trước Bệnh viện Ung bướu TP.HCM. Ông đang rất mong được vào bên trong bệnh viện để đậu ở một khu vực phù hợp, chờ đón bệnh nhân nghèo
Sau khi bán Ɖіệп thoại, đồng hồ siêu sang với giá 2 tỉ đồng, ông Đoàn Ngọc Hải cũng đang xây dựng một ngôi nhà (ngang 4 m, dài 20 m) ở Q.12 (TP.HCM) để giúp những phụ nữ nghèo vô gia cư trú ngụ qua đêm miễn phí. Dự kiến khoảng 4 tháng nữa, ngôi nhà này sẽ được xây dựng hoàn thiện để đón những phụ nữ nghèo vô gia cư.
“Lý do tại sao tôi làm những việc như thế? Nhiều anh em hỏi tôi vậy! Tôi làm vì xuất phát từ ảnh hưởng rất lớn của 2 tấm gương. Đó là nguyên Chi cục trưởng Chi cục Thuế Q.1 Phạm Công Xuân và vợ chồng chú Tư Sang (ông Trương Tấn Sang, nguyên Chủ tịch nước”), ông Đoàn Ngọc Hải chia sẻ.
Ông Đoàn Ngọc Hải cho biết xe chở bệnh nhân nghèo về quê miễn phí của ông, sẽ không đậu cố định ở bất kỳ một bệnh viện nào.
“Khi nào rảnh, tôi mới đến đậu ở trước bệnh viện. Những khi đó, tôi sẽ chở bệnh nhân nghèo về quê. Tùy theo thời điểm, tôi sẽ đậu xe trước cổng bệnh viện ở TP.HCM, miền Trung và cả miền Bắc”, ông Đoàn Ngọc Hải nói.
Với kế hoạch như vậy, theo ghi nhận của PV Thanh Niên, trên xe cứu thương của mình, ông Đoàn Ngọc Hải để sẵn va li áo quần cho sinh hoạt nhiều ngày, và có cả 4 đôi dày để ông tập chạy marathon trong thời gian phục vụ bệnh nhân nghèo ở xa.