Giá lúa mì tăng lên mức cao kỷ lục mới vào hôm 15/5 sau khi Ấn Độ quyết định cấm xuất khẩu mặt hàng này do đợt nắng nóng ảnh hưởng đến sản xuất đang làm dấy lên lo ngại về một nạn đói toàn cầu thực sự sẽ diễn ra. Giá lúa mì đã tăng lên €435 ($ 453)/tấn sau khi thị trường châu Âu mở cửa. Lúa mì mùa đông đỏ mềm giao tháng 7 tăng 4,2%.

Ấn Độ cho biết, họ đang hạn chế xuất khẩu vì quốc gia này, nhà sản xuất lúa mì lớn thứ hai thế giới, đã chứng kiến tháng 3 nóng nhất kỷ lục. Các nhà chức trách bày tỏ lo lắng về an ninh lương thực của 1,4 tỷ dân đất nước trong bối cảnh sản lượng giảm và giá toàn cầu tăng mạnh.

Các thỏa thuận xuất khẩu đã được thống nhất trước khi chỉ thị ban hành vào ngày 13 tháng 5 vẫn có thể được thực hiện nhưng các lô hàng trong tương lai sẽ cần sự chấp thuận của chính phủ.

Lệnh cấm xuất khẩu lúa mì của Ấn Độ đã thu hút sự chỉ trích gay gắt từ Nhóm 7 quốc gia công nghiệp phát triển (G7), họ cho rằng các biện pháp như vậy “sẽ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng giá lương thực tăng cao”.

a-1652770270.jpg
Giá lúa mì tăng lên mức cao kỷ lục mới vào hôm 15/5 sau khi Ấn Độ quyết định cấm xuất khẩu mặt hàng này do đợt nắng nóng ảnh hưởng đến sản xuất. (Nguồn: RT)

Ấn Độ, quốc gia sở hữu các kho dự trữ đệm lớn, trước đó họ sẵn sàng hỗ trợ bù đắp phần nào sự thiếu hụt nguồn cung do xung đột Nga-Ukraine gây ra. Hai nước là nhà cung cấp chính cho thị trường quốc tế, chiếm khoảng 30% lượng lúa mì xuất khẩu toàn cầu. Tình hình này đã làm dấy lên lo ngại rằng thế giới có thể đứng trước bờ vực của một cuộc khủng hoảng lương thực lớn.

Lệnh cấm xuất khẩu lúa mì sẽ có hiệu lực ngay lập tức sau thông báo. Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ cho biết động thái quyết liệt này là cần thiết do “giá lúa mì toàn cầu tăng đột biến do nhiều yếu tố, do đó an ninh lương thực của Ấn Độ, các nước láng giềng và các nước dễ bị tổn thương khác đang gặp rủi ro”.

Xung đột giữa Nga và Ukraine đã đẩy thế giới vào bờ vực của cuộc khủng hoảng lương thực lớn do hai nước này là những nhà cung cấp chính cho thị trường quốc tế, chiếm khoảng 30% lượng lúa mì xuất khẩu toàn cầu.

Giá lương thực trên khắp thế giới đã tăng 1/3, với cảnh báo của Liên Hợp Quốc rằng khoảng 44 triệu người đang phải chịu cảnh chết đói.

Có nhiều hy vọng rằng Ấn Độ, nhà sản xuất lúa mì lớn thứ hai thế giới, có thể giúp bù đắp sự thiếu hụt toàn cầu khi nước này dự kiến thu hoạch kỷ lục 111,3 triệu tấn (tấn) trong năm 2021-20022, với khoảng từ 10 triệu - 15 triệu tấn dành cho xuất khẩu. Vào tháng 4, Ấn Độ đã thông báo rằng kho thóc của họ đã đầy và đã sẵn sàng để “cung cấp cho thế giới”.

b-1652770304.jpg
Ấn Độ, quốc gia sở hữu các kho dự trữ đệm lớn, trước đó cho biết họ sẵn sàng hỗ trợ bù đắp phần nào sự thiếu hụt nguồn cung do xung đột Nga-Ukraine gây ra. (Nguồn: RT)

Tuy nhiên, một đợt nắng nóng đột ngột vào mùa xuân đã khiến những kế hoạch đó bị đình trệ với nhiệt độ cao khiến hạt lúa chín sớm và teo tóp ở nhiều nơi trên đất nước. Theo báo cáo, nông dân Ấn Độ thu hoạch lượng ngũ cốc ít hơn từ 15% - 20% so với năm ngoái.

Theo truyền thông địa phương, chính phủ Ấn Độ hiện đã điều chỉnh ước tính sản lượng lúa mì xuống 95 triệu tấn, mức thấp nhất kể từ năm 2015-2016. Bộ Thương mại và Công nghiệp Ấn Độ cho biết, bất chấp lệnh cấm, Ấn Độ sẽ cho phép vận chuyển lúa mì theo thư tín dụng đã được phát hành trước ngày 13/5.

Bất kỳ hoạt động xuất khẩu nào khác sẽ cần sự cho phép đặc biệt của chính phủ Ấn Độ, điều này có thể được cấp trong trường hợp các quốc gia yêu cầu lúa mì “đáp ứng nhu cầu an ninh lương thực của họ.”

c-1652770332.jpg
Xung đột đang diễn ra ở Ukraine đã làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu ngũ cốc toàn cầu khi giá lúa mì tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm vào tháng 3. (Nguồn: RT)

Đức đã cảnh báo về nạn đói toàn cầu sau khi giá lương thực thế giới đạt mức cao mới. Bộ trưởng Phát triển Đức tin rằng "hàng triệu người" có thể chịu ảnh hưởng vì hành động quân sự đang diễn ra ở Ukraine. Cơ quan lương thực cho rằng cuộc xung đột ở Ukraine khiến giá lương thực toàn cầu tăng mức cao kỉ lục.

Bộ trưởng Hợp tác và Phát triển Kinh tế Đức, bà Svenja Schulze nói với tờ Bild rằng, thế giới sắp phải đối mặt với một cuộc khủng hoảng lương thực cấp tính do giá lương thực tăng vọt. Đồng thời, bà cũng cảnh báo về một nạn đói chưa từng thấy kể từ Thế chiến II. Bộ trưởng Đức đã nêu nguyên nhân của nguy cơ xảy ra nạn đói toàn cầu này là do tác động đại dịch Covid-19 và chiến dịch quân sự đang diễn ra ở Ukraine.

Bộ trưởng Đức nói thêm rằng, “theo Chương trình Lương thực Thế giới của LHQ, “hơn 300 triệu người” đang phải chịu nạn đói nghiêm trọng và LHQ phải “liên tục sửa đổi” dữ liệu này do số lượng tăng lên theo thời gian.”

Bà Schulze cảnh báo, giá lương thực trên toàn thế giới đã tăng 1/3 và đạt “mức kỷ lục”. Đồng thời bà cho biết thêm rằng, “thông điệp chúng ta đang phải đối mặt chính là nạn đói tồi tệ nhất kể từ Thế chiến II".

d-1652770362.jpg
Chương trình Lương thực Thế giới đã cảnh báo rằng "44 triệu người trên thế giới đang tiến dần đến thảm họa chết đói" vì ngũ cốc của Ukraine không thể cung cấp đến họ. (Nguồn: RT)

Trong tuyên bố ngày 6/5, Chương trình Lương thực Thế giới đã cảnh báo rằng "44 triệu người trên thế giới đang tiến dần đến thảm họa chết đói" vì ngũ cốc của Ukraine không thể cung cấp đến họ và kêu gọi mở các cảng Biển Đen để số ngũ cốc này có thể được chuyển đến người thiếu thốn.

Xung đột đang diễn ra ở Ukraine đã làm dấy lên lo ngại về tình trạng thiếu ngũ cốc toàn cầu khi giá lúa mì tăng lên mức cao nhất trong nhiều năm vào tháng 3. Cả Nga và Ukraine đều là những nhà cung cấp lúa mì lớn, chiếm khoảng 30% xuất khẩu toàn cầu./.