Giá lợn hơi tại miền Bắc

Cụ thể, tại tỉnh Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Ninh Bình, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình, Nam Định giá lợn hơi ở mức 33.000 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Yên Bái, Lào Cai, Bắc Giang, Hải Dương giá lợn hơi được thu mua với mức 32.000 đồng/kg.

Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Bắc đang dao động trong khoảng từ 32.000 - 33.000 đồng/kg.

gia-lon-hoi-hom-nay-21-10-1634777269.jpg
Giá lợn hơi ngày 21/10/2021: Tiếp tục giảm 1.000 - 2.000 đồng/kg. Ảnh: Vissan.

Giá lợn hơi tại miền Trung - Tây Nguyên

Cụ thể, tại tỉnh Thừa Thiên Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Lâm Đồng giá lợn hơi đồng loạt giảm 1.000 đồng/kg xuống mức 37.000 đồng/kg.

Các địa phương còn lại không thay đổi. Tại tỉnh Đắk Lắk, Quảng Bình, Quảng Trị, Bình Định, Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận giá lợn hơi ở mức 38.000 đồng/kg.

Tại tỉnh Hà Tĩnh giá lợn hơi được thu mua với mức 35.000 đồng/kg.

Hai tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An giá lợn hơi đang ở mức thấp nhất toàn miền 33.000 đồng/kg.

Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Trung - Tây Nguyên dao động trong khoảng từ 33.000 - 38.000 đồng/kg.

Giá lợn hơi tại miền Nam

Cụ thể, tại TP Hồ Chí Minh, Tây Ninh giá lợn hơi giảm 2.000 đồng/kg xuống mức 36.000 đồng/kg.

Các địa phương như Bình Phước, Đồng Nai, Bình Dương, Đồng Tháp, Hậu Giang, Kiên Giang, Vũng Tàu, Bến Tre, Trà Vinh giá lợn hơi đồng loạt giảm nhẹ 1.000 đồng/kg xuống 37.000 đồng/kg.

Còn tại tỉnh Long An, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Cà Mau, Tiền Giang, Sóc Trăng, Bạc Liêu giá lợn hơi đi ngang, hiện được thu mua với mức 36.000 - 38.000 đồng/kg.

Như vậy, giá lợn hơi hôm nay tại miền Nam dao động trong khoảng từ 36.000 - 38.000 đồng/kg.

Lỗ cũng phải bán vì càng nuôi càng lỗ

Bà Nguyễn Thị Hồng (xã Hồng Hà, huyện Đan Phượng, Hà Nội) đang có 12 con lợn đến lứa cần phải bán. Nhẩm tính, bà cho biết lứa lợn này gia đình bà sẽ bị lỗ khoảng hơn 20 triệu đồng.

"Hiện thợ đang trả khoảng 60.000 đồng/kg móc hàm, khoảng 32.000 - 33.000 đồng/kg lợn hơi, như vậy con lợn một tạ mới bán được chưa đến 3,5 triệu đồng. Tiền lợn giống 2,5 triệu đồng/con, tiền thức ăn trong 5 - 6 tháng hết hơn 3 triệu đồng, chưa kể tận dụng cám của nhà, công chăm sóc. Trung bình mỗi con lợn tôi đang lỗ khoảng 2 triệu đồng" - bà Nguyễn Thị Hồng nói.

Không chỉ bà Hồng, nhiều hộ chăn nuôi tại xã Hồng Hà cũng rơi vào cảnh lao đao khi giá lợn xuống thấp. Nhiều ý kiến đánh giá đợt giảm giá lợn này gần như đợt giảm năm 2017 - 2018. Biết là lỗ, nhưng người chăn nuôi không dám giữ trong chuồng vì đã hết nguồn lực đầu tư, nếu không bán thì giữ ngày nào lỗ ngày đó.

Ông Nguyễn Văn Thắng (Thanh Oai, Hà Nội) cho biết trong đợt dịch tả lợn châu Phi vừa qua, đàn lợn của gia đình ông bị bệnh phải tiêu hủy. Sau đó, nguồn cung thiếu hụt đẩy giá lợn lên cao. Khi dịch tả châu Phi đã được kiểm soát, gia đình ông quyết định tái đàn với hy vọng gỡ lại chút vốn liếng. Nhưng không ngờ, giá lợn giảm thê thảm, trong khi giá con giống và giá thức ăn tăng vọt. Gia đình ông tiếp tục lâm vào cảnh lỗ vốn, nợ nần.

"Cách đây một tuần, nhà bên cạnh gọi thợ bán 60.000 đồng/kg móc hàm. Nay gọi tiếp, bán còn giá 54.000 đồng/kg. Trong một tuần mất 6 triệu đồng/tấn lợn" - ông Nguyễn Văn Thắng cho biết.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, trong 9 tháng năm 2021, Việt Nam đã nhập khẩu 125.600 tấn thịt lợn, chủ yếu từ các thị trường Nga (33,80%), Đức (24,9%), Ba Lan (12,68%)...

Lượng nhập khẩu thịt lợn đông lạnh tiếp tục tăng nhanh, do các thị trường xuất khẩu lớn như châu Âu, Brazil... dư thừa về sản lượng, có giá rẻ hơn so với giá thành sản xuất của Việt Nam.

Lý giải việc Bộ NN&PTNT cho phép nhập khẩu thịt lợn đông lạnh với số lượng lớn về Việt Nam, trong khi nguồn cung lợn trong nước dư thừa, với tổng đàn lợn đến hết tháng 9/2021 đã có khoảng 28 triệu con, Cục Thú y cho biết, từ trước đến nay, các sản phẩm chăn nuôi đều không có hạn ngạch mà do các doanh nghiệp khảo sát thị trường và tự đàm phán, nhập khẩu về theo quy định về quy định về an toàn thực phẩm./ .