Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm có những chia sẻ về sự hy sinh anh dũng của những người lính ở Gạc Ma năm 1988.
Nhiều năm qua, Trung Quốc có rất nhiều luận điệu ngang ngược để đòi độc chiếm Biển Đông. Tuy nhiên, như lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: “Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nhất quán chủ trương những gì thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ chúng ta không bao giờ nhân nhượng”.
Những cuộc chiến đấu trong quá khứ của quân đội ta là minh chứng hùng hồn nhất cho quan điểm cứng rắn đó.
Nhiều năm qua, Trung Quốc có rất nhiều luận điệu ngang ngược để đòi độc chiếm Biển Đông. Tuy nhiên, như lời Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói: “Đảng, Nhà nước và nhân dân ta nhất quán chủ trương những gì thuộc về độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ chúng ta không bao giờ nhân nhượng”.
Những cuộc chiến đấu trong quá khứ của quân đội ta là minh chứng hùng hồn nhất cho quan điểm cứng rắn đó.
Để hiểu rõ hơn vấn đề này, VTC News có cuộc trò chuyện với Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm, nguyên Giám đốc Học viện Hải quân Việt Nam, Tham mưu phó phụ trách tác chiến của Quân chủng Hải quân về quyết tâm bảo vệ biển đảo của đất nước, đặc biệt là sự hy sinh anh dũng của 64 cán bộ, chiến sĩ Hải quân trên bãi cạn Gạc Ma ngày 14/3/1988 khi bảo vệ chủ quyền quần đảo Trường Sa của Tổ quốc.
- Thời gian gần đây, Biển Đông có thể nói “không lúc nào yên sóng” bởi những tranh chấp chủ quyền, gây hấn của Trung Quốc. Chuẩn Đô đốc có đánh giá thế nào về bối cảnh Biển Đông thời điểm hiện tại?
- Thời gian gần đây, Biển Đông có thể nói “không lúc nào yên sóng” bởi những tranh chấp chủ quyền, gây hấn của Trung Quốc. Chuẩn Đô đốc có đánh giá thế nào về bối cảnh Biển Đông thời điểm hiện tại?
Như lời Phó Tổng thống Mỹ gần đây nhất đã lên án: “Trung Quốc đang muốn dọa nạt châu Á”. Đúng là như vậy, Trung Quốc hiện nay muốn dọa nạt cả châu Á, trước hết là dọa nạt Đông Nam Á, mà cụ thể hành động ở Biển Đông là hành động dọa nạt Việt Nam, Phillipines, Malaysia, Indonesia...
"Nếu thế giới không lên án, Trung Quốc có thể đưa máy bay tiêm kích và máy bay ném bom ra đồn trú ở những thực thể mà họ chiếm ở Trường Sa", Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm.
"Nếu thế giới không lên án, Trung Quốc có thể đưa máy bay tiêm kích và máy bay ném bom ra đồn trú ở những thực thể mà họ chiếm ở Trường Sa", Chuẩn Đô đốc Lê Kế Lâm.
Họ ra sức củng cố Hoàng Sa để đẩy căn cứ xuống phía Nam được khoảng vài trăm hải lý. Năm 1988, họ tiếp tục chiếm được 7 bãi san hô ngầm ở Trường Sa cho cải tạo thành đảo nhân tạo.
Năm 2015, Trung Quốc từng hứa với Tổng thống Mỹ khi đó là ông Obama sẽ không quân sự hóa các đảo ở Trường Sa, nhưng đó chỉ là cách nói của họ.
Trung Quốc bao giờ cũng nói một đằng làm một nẻo, bây giờ cả 7 đảo đó họ đã quân sự hóa, không những làm đường băng, kho dầu, cảng, mà còn đưa cả tên lửa đối hải, đối không lên đó.
Nếu thế giới không lên án, Trung Quốc có thể đưa cả máy bay tiêm kích và máy bay ném bom ra đồn trú ở những thực thể mà họ chiếm ở Trường Sa.
Ý đồ của Trung Quốc cả thế giới đều thấy rõ, đó là muốn chiếm hoàn toàn Biển Đông.
Trung Quốc muốn đẩy hoàn toàn các nước như Mỹ, Nhật Bản, Ấn Độ và cả Nga ra khỏi Biển Đông, chỉ giành Biển Đông cho họ để vừa có điều kiện để hoạt động hải quân, không quân, vừa là dự phòng nếu tương lai xảy ra chiến tranh có thể phong tỏa đường hàng hải từ Nam Á đi lên Bắc Á.
Trung Quốc rất sợ tuyến đường đó bị khống chế hay lọt vào tay của Mỹ, Nga và của nước khác nên tìm mọi cách phải khống chế Biển Đông.
- Ý đồ thôn tính của Trung Quốc đã rất rõ, nhưng ý chí, quyết tâm bảo vệ biển đảo, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của đất nước với chúng ta chưa bao giờ lung lay, đó là truyền thống từ ngàn đời nay của dân tộc, thưa ông…
Lịch sử từ đời Ngô Quyền, Lý Thường Kiệt, Trần Hưng Đạo… từ xa xưa tổ tiên, cha ông chúng ta đều đã biết, tôi không cần nhắc lại.
Ngay trong thời kỳ chống Pháp, 9 năm kháng chiến chống thực dân, mặc dù biển của nước ta bị Pháp khống chế, Pháp làm chủ hoàn toàn nhưng dân mình cũng tìm mọi cách để hoạt động trên biển.
Trong 24 năm chống xâm lược và can thiệp của Mỹ cũng rõ rồi, chúng ta có đường Hồ Chí Minh trên biển, Việt Nam đã làm những việc mà chỉ có chúng ta mới làm.
Phải nói thêm là trong suốt thời gian Mỹ, Pháp khống chế Biển Đông, hoạt động ở Biển Đông, Chính phủ Trung Quốc hoàn toàn không có lời nào phản đối những chuyện đó. Họ im hơi lặng tiếng, chỉ có Việt Nam là âm thầm hoạt động ở trên Biển Đông.
Rõ ràng là người Việt Nam theo truyền thống của cha ông không bao giờ bỏ biển, bỏ sông. Biển đối với Việt Nam theo tôi đó là quyền lợi sống còn, phải nhắc lại là không chỉ là quyền lợi thiết thân mà phải nói là quyền lợi sống còn. Nếu chúng ta bỏ biển là xem như chúng ta mất một nửa.
Còn sự hy sinh của quân và dân ta để bảo vệ biển đảo thì không thể kể hết.
- Nhắc đến những hy sinh của người lính Hải quân để bảo vệ biển đảo, không thể nào không nhắc tới sự hy sinh anh dũng của những người lính ở Gạc Ma năm 1988…
Ngày 14/3/1988, trên bãi cạn Gạc Ma, Trung Quốc điên cuồng tàn sát 64 cán bộ chiến sĩ của ta cả trên đảo và trên 2 tàu vận tải HQ 604 và HQ 605, họ còn bắn tiếp tàu vận tải đổ bộ xe tăng HQ 505 - là chiến lợi phẩm của hải quân Việt Nam sau 30/4/1975.
Hải quân Việt Nam chưa hề có kế hoạch đánh nhau với Hải quân Trung Quốc mà cũng không có kế hoạch tranh chấp ở Gạc Ma. Ta chỉ bảo vệ đảo, còn họ dùng các loại vũ khí có trên tàu cũng như quân lính lên bãi cạn Gạc Ma để tàn sát cán bộ chiến sĩ chúng ta.
- Ông có thể nhắc lại bối cảnh khi Trung Quốc xâm chiếm bãi đá Gạc Ma thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam?
Cuối những năm 1980, tình hình biên giới Việt - Trung bắt đầu dịu đi vì ta chủ động tạo điều kiện làm dịu việc đấu súng, đấu pháo qua lại giữa ta và Trung Quốc.
Năm 1987, khi đi giao ban ở Bộ Tổng tham mưu về, tôi có báo cáo tình hình trên biên giới Việt - Trung đã lắng xuống và có chiều hướng dịu đi, lúc đó đồng chí Giáp Văn Cương - Tư lệnh Hải quân nghe tôi báo cáo xong có nói rằng: “Các cậu đừng tưởng bở, ngừng ở trên bộ thì sẽ tăng cường phá hoại ở trên biển cho nên phải hết sức cảnh giác”.
Sang đến đầu năm 1988, vào dịp Tết âm lịch, ta đã có chủ trương triển khai đóng quân trên các bãi đã ngầm của quần đảo Trường Sa.
Chính tôi là người viết bức điện cho Tư lệnh Giáp Văn Cương với nội dung “Mùng 4 triển khai lực lượng đóng ngay các điểm đảo Chữ thập, Đá Tây, Châu Viên, Tiên Nữ”.
Thời điểm đó, ta cũng rất tích cực triển khai các lực lượng, nhưng do phương tiện, tàu thuyền của ta lúc đó vừa cũ, vừa thiếu, máy móc rất cũ và hư hỏng, chúng ta triển khai thực hiện nhiệm vụ của Tư lệnh Hải quân không trọn vẹn.
Ta chỉ đóng được 2 điểm đảo là Đá Tây và Tiên Nữ còn Chữ Thập và Châu Viên đã bị Trung Quốc chiếm trước.
Đến 14/3/1988, ta triển khai kế hoạch đóng Gạc Ma, bởi vì sau khi Trung Quốc đã chiếm Chữ Thập, nếu chúng ta không nhanh chóng đóng ở Gạc Ma thì sẽ ảnh hưởng đến những đảo phía trong của cụm đảo phía Đông.
- Và cuộc đụng độ ở Gạc Ma xảy ra thế nào, thưa Chuẩn Đô đốc?
Trung Quốc có âm mưu của họ. Đêm 13/3/1988, khi công binh của ta đã lên đóng ở Gạc Ma thì sau đó Trung Quốc cũng cho quân lên để chiếm Gạc Ma dẫn đến cuộc đụng độ. Khi bộ đội ta lên cắm cờ lên Gạc Ma và bảo vệ ngọn cờ thì lính Trung Quốc xông đến cướp cờ của chúng ta.
Sau khi đến cướp, nhổ cờ của ta không được, lính Trung Quốc ngay lập tức bắn vào các chiến sĩ công binh của ta. Tất cả bộ đội của ta ở trên Gạc Ma bị bắn và từ trên tàu, Trung Quốc dùng các loại súng 12,7mm, 14,5mm và cả pháo bắn chiến sĩ mình ở Gạc Ma, sau đó họ bắn chìm tàu HQ 604 và HQ 605, khiến 64 chiến sĩ của ta hy sinh.
Sau này, tôi xem được video của chính Trung Quốc phát, khi đó từ trên tàu có thể nhìn thấy đạn bắn xuống tạo nên những cột nước, lính Trung Quốc lúc đó la lên “đánh rồi, đánh rồi” và họ lập tức dùng tất cả các loại vũ khí, pháo thì bắn lên tàu của ta, còn các loại pháo nhỏ thì bắn vào anh em ta ở trên Gạc Ma.
Bộ đội ta lúc đó chỉ có cuốc, xẻng chứ không có gì để quay lại cả, chính Trung Quốc quay cái này và họ đưa lên xem như là một chiến thắng lớn của họ đối với Hải quân Việt Nam.
- Vì sao Trung Quốc lại xâm chiếm Gạc Ma cũng như các đảo của Việt Nam ở Trường Sa?
Từ lâu Trung Quốc đã âm mưu muốn chiếm những đảo ở Hoàng Sa và Trường Sa để thực hiện “đường lưỡi bò” được vẽ ra từ những năm 1944 - 1945 dưới thời Quốc dân Đảng của Tưởng Giới Thạch.
Tháng 10/1949, Đảng Cộng sản Trung Quốc “hất” được chính quyền của Tưởng Giới Thạch ra Đài Loan và lập nên nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Từ thời điểm đó, tất cả các trường giáo dục của Trung Quốc đã được phổ biển “đường lưỡi bò”, hồi đó còn có 11 đoạn, lên cả Vịnh Bắc Bộ nhưng sau đó Chu Ân Lai bỏ đi 2 đoạn còn 9 đoạn như hiện nay ta biết.
Khi Pháp giao chính quyền miền Nam nước ta cho Bảo Đại, Trung Quốc đã bí mật chiếm phía Đông quần đảo Hoàng Sa của chúng ta, trong đó có đảo Phú Lâm và bây giờ Phú Lâm được Trung Quốc xem như thủ phủ của cái họ gọi là thành phố Tam Sa.
Năm 1974, sau khi ký hiệp định Paris, Mỹ rút hết quân khỏi Việt Nam, công nhận độc lập, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam thì đầu năm 1974 Trung Quốc lại gây một xung đột với hải quân Việt Nam Cộng Hòa và xảy ra cuộc hải chiến. Đây mới là một cuộc hải chiến rõ ràng, kéo dài hơn 36 tiếng đồng hồ và kết quả Trung Quốc chiếm phần còn lại của Hoàng Sa.
Như vậy, từ tháng Giêng năm 1974 trở đi, toàn bộ Hoàng Sa với diện tích 15.000km2 của chúng ta, do cha ông ta quản lý từ bao đời đã bị Trung Quốc chiếm trọn.
Như vậy, từ tháng Giêng năm 1974 trở đi, toàn bộ Hoàng Sa với diện tích 15.000km2 của chúng ta, do cha ông ta quản lý từ bao đời đã bị Trung Quốc chiếm trọn.
Sau khi đã chiếm và xây dựng Hoàng Sa, khi lực lượng của Trung Quốc càng ngày càng lớn lên, họ nuôi một tham vọng từ cường quốc lục địa thành cường quốc biển, biển gần rồi đến biển xa nên tìm cách chiếm luôn cả Trường Sa.
- Tình hình ở Trường Sa lúc bấy giờ ra sao?
Về Trường Sa, trước năm 1975, Hải quân Việt Nam Cộng Hòa đã đóng 5 đảo, đến năm 1975 ta giải phóng 5 đảo đó. Philippines cũng đóng một số, Malaysia cũng đóng một vài đảo, Đài Loan cũng đóng đảo Ba Bình do Nhật bàn giao lại. Trường Sa lúc đó đã là một sự tranh chấp nhưng trước năm 1988 không hề có bàn chân của Trung Quốc.
Từ năm 1975 đến 1988, tuy chưa hề có một miếng đất nào ở Trường Sa nhưng Trung Quốc hàng ngày đều cho tàu cá có vũ trang và tàu trinh sát khảo sát cả vùng của quần đảo Trường Sa.
Dồn dập nhất là những năm 1985, 1986 và 1987, Trung Quốc trinh sát và cho người lên những bãi đá ngầm mà ta chưa có người đóng, rồi họ đi vào gần những điểm đóng quân của chúng ta ở Trường Sa, ta phải bắn cảnh cáo xua đuổi thì họ mới ra.
Tuy nhiên, chưa có một cuộc đụng độ nào vì ta chủ trương không đánh nhau với Hải quân Trung Quốc mà chỉ có kế hoạch bảo vệ các đảo của chúng ta đã đóng ở Trường Sa.
- Hải quân Việt Nam đã có những biện pháp gì để đối phó với mưu đồ của Trung Quốc?
Sau khi được lệnh của Quân ủy Trung ương, Hải quân Việt Nam đã tăng cường bảo vệ Trường Sa.
Tháng 10/1987 có Nghị quyết giao cho Hải quân và Không quân tăng cường bảo vệ Trường Sa. Thực hiện Nghị quyết, Hải quân tăng cường lực lượng để bảo vệ những điểm đóng của mình, lúc đó ta đã có 9 đảo có đất và 10 bãi san hô.
Kế hoạch của ta là bằng mọi giá bảo vệ những điểm này, còn kế hoạch dùng lực lượng Hải quân đánh nhau với Hải quân Trung Quốc thì chưa hề có.
- Bên cạnh những khó khăn về điều kiện đất nước khi đó, Hải quân Việt Nam còn phải đối mặt với những thách thức nào?
- Bên cạnh những khó khăn về điều kiện đất nước khi đó, Hải quân Việt Nam còn phải đối mặt với những thách thức nào?
Năm 1978, nhân kỷ niệm Cách mạng Tháng 10 Nga, Tổng Bí thư Lê Duẩn sang dự kỷ niệm và ký với Liên Xô hiệp ước Hữu nghị tương trợ lẫn nhau và ta có cho Hải quân Liên Xô sử dụng căn cứ Cam Ranh.
Sau việc đó, Trung Quốc lồng lộn lên vì hồi đó Liên Xô và Trung Quốc xem nhau như kẻ thù không đội trời chung, họ bắt đầu phao tin Việt Nam là “tiểu bá” theo “đại bá” Liên Xô.
Trung Quốc sợ khi Hải quân Liên Xô đóng ở Cam Ranh vì họ biết căn cứ Cam Ranh của mình rất lợi hại trong việc bảo vệ Biển Đông. Trung Quốc tuyên bố, nếu Liên Xô làm chủ Cam Ranh thì có thể phong tỏa tuyến đường vận tải những hàng hóa cần thiết từ Trung Đông vào Trung Quốc đi qua Biển Đông.
Sau đó đến 17/2/1979, Trung Quốc xua 60 vạn quân đánh 6 tỉnh biên giới phía Bắc của chúng ta. Lúc đó, Liên Xô cũng có giúp đỡ, viện trợ chúng ta nhưng những tàu có thể hoạt động xa bờ được thì hoàn toàn không có.
Từ tháng 8 - 11/1978, tôi dẫn đầu một đoàn sang Liên Xô nhận viện trợ 2 chiếc tàu. Đó là 2 tàu hộ vệ săn ngầm, không có tên lửa, chỉ có pháo 76,2mm, mỗi tàu 4 khẩu pháo.
Như vậy, lực lượng của chúng ta lúc đó nếu ra đánh xa bờ được chỉ có 2 chiếc tàu này, nhưng cả 2 chiếc lại không có tên lửa mà chỉ có pháo. Tàu vận tải của chúng ta có nhiều, những tàu gần bờ như tàu phóng lôi, tàu tên lửa, tàu pháo gần bờ chúng ta cũng có nhiều nhưng ra cách xa bờ vài trăm cây số thì không có.
Chính vì vậy, có người từng hỏi tôi tại sao trong ngày 14/3/1988, Hải quân không đưa tàu chiến ra? Tôi trả lời: “Tàu của chúng ta chỉ có pháo 76,2mm, tàu của họ có các loại tên lửa, cả tên lửa đối hạm và họ đã nâng cấp Hải quân được một số năm rồi nên các tên lửa này có khả năng tiêu diệt các tàu chính của chúng ta một cách rất dễ dàng”.
Do đó, không thể đưa 2 tàu mới nhận của Liên Xô về để tham chiến ngày 14/3/1988 được. Những tàu khác thì không thể ra nổi Trường Sa.
Trung Quốc biết những khó khăn đó của chúng ta và đã lợi dụng triệt để những khó khăn đó.
Trung Quốc biết những khó khăn đó của chúng ta và đã lợi dụng triệt để những khó khăn đó.
- Sự kiện 14/3/1988 để lại cho chúng ta những bài học kinh nghiệm gì, thưa ông?
Thứ nhất, chúng ta phải đầu tư xây dựng lực lượng Hải quân và Không quân đánh biển cho đủ mạnh, song song với việc kinh tế phát triển đến đâu thì Hải quân và Không quân ở trên biển phải được coi trọng và phát triển đến đấy.
Như vậy mới bảo vệ được quyền lợi của chúng ta trên biển, bảo vệ được những lực lượng sản xuất vận tải của chúng ta trên biển.
Mỹ hiện có đến 6 hạm đội, 10 cụm tàu sân bay. Nga có 5 hạm đội và cũng có tàu sân bay. Trung Quốc hiện nay cũng đang phát triển các hạm đội và tàu sân bay, họ mua tàu của Ukraina rồi biến thành Liêu Ninh và theo kế hoạch họ còn đóng thêm 4 cái nữa. Tức là tiềm lực kinh tế của đất nước đến khi muốn trở thành cường quốc biển thì phải phát triển đến đó.
Thứ hai, ta phải làm cho nhân dân ven biển, đặc biệt là ngư dân có lòng yêu biển, yêu đảo, yêu quyền lợi của đất nước ở trên biển và phải quan tâm đến lực lượng này.
Lực lượng này là lực lượng luôn luôn có trên biển và là lực lượng mà khi cần thiết chúng ta có thể động viên họ trở thành những chiến sĩ Hải quân thực thụ. Chúng ta có 3.000 hòn đảo gần và xa bờ, lực lượng này rất đông đảo và ta phải quan tâm nhiều hơn.
Thứ ba, lực lượng Hải quân, Không quân cùng với Cảnh sát biển phải là lực lượng tinh nhuệ, thực sự chiến đấu khi có điều kiện. Khi phải sử dụng đến là sử dụng một cách có hiệu quả và giáng cho kẻ thù những đòn đích đáng, cái đó là cái quan trọng.
Còn thời bình thì cố gắng giữ những cái ổn định, ổn định trên biển, ổn định trên đất liền, ổn định trên đảo để chúng ta phát triển kinh tế. Chúng ta giữ ổn định này trên nguyên tắc luật pháp quốc tế và chủ quyền bất khả xâm phạm đối với biển đảo của chúng ta.
- Xin cảm ơn Chuẩn Đô đốc!