Tác dụng phụ của các loại thuốc hạ mỡ máu

Mỡ máu cao là tình trạng rối loạn chuyển hóa lipid, khiến lượng mỡ trong máu cao hơn ngưỡng cho phép. Với những người bị rối loạn lipid máu nhẹ, điều chỉnh chế độ ăn uống, tăng cường vận động và sử dụng các sản phẩm thảo dược hỗ trợ là giải pháp được ưu tiên hàng đầu. Còn những trường hợp chỉ số mỡ máu cao kèm theo bệnh nền hoặc người có chỉ số mỡ máu rất cao, bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng thuốc hạ mỡ máu.

Hiện nay, có nhiều nhóm thuốc hạ mỡ máu như: Statin, Fibrat, Niacin, Resin, Ezetimibe... Trong đó, được dùng phổ biến là nhóm Statin. Các nhóm thuốc này có tác dụng nhanh, đưa chỉ số mỡ máu về ngưỡng an toàn. Từ đó, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm như: Xơ vữa động mạch, tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim...

Mặc dù hiệu quả điều trị nhanh nhưng các loại thuốc hạ mỡ máu không tác động đến căn nguyên gây bệnh, khiến chỉ số mỡ máu dễ tăng lại khi dừng uống. Thuốc hạ mỡ máu còn có nguy cơ gây ra tác dụng phụ, đặc biệt là khi sử dụng trong thời gian dài.

o-1659093888.jpg
Ảnh minh họa

Theo các chuyên gia y tế, thuốc hạ mỡ máu có thể gây suy giảm chức năng gan, tăng men gan, gây mệt mỏi, chán ăn, vàng da... Một số nhóm thuốc như Statin, Fibrat có thể khiến bệnh nhân bị rối loạn tiêu hóa, đầy hơi, khó tiêu, táo bón... Bên cạnh đó, tác dụng phụ có thể xảy ra trên da, cơ, xương, khớp khiến người bệnh đau cơ, yếu cơ, nhức mỏi khớp, dị ứng da... Ngoài ra, một số thuốc trị mỡ máu còn tác động đến hệ thần kinh, có thể gây giảm trí nhớ.

Do đó, người bệnh nên cẩn trọng khi sử dụng thuốc. Cần tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ, không tự ý tăng, giảm liều hoặc dừng uống đột ngột khi đang điều trị. Trong thời gian dùng thuốc cần theo dõi sức khỏe, nếu xuất hiện những triệu chứng bất thường thì đi khám ngay. Đồng thời, duy trì chế độ ăn uống lành mạnh, tập luyện hợp lí để có kết quả điều trị tốt nhất.

Cải thiện mỡ máu cao từ thảo dược

Mỡ máu cao là bệnh lí mạn tính cần thời gian điều trị lâu dài. Lo ngại tác dụng phụ của thuốc Tây, nhiều người có xu hướng sử dụng thảo dược để kiểm soát mỡ máu vì tính an toàn, hiệu quả bền vững.

Một số loại thảo dược y học cổ truyền của nước ta như Giảo cổ lam, Nần vàng không chỉ giúp giảm mỡ máu mà còn tăng cường chuyển hóa và đào thải mỡ dư thừa ở gan, mang tới hiệu quả lâu dài, phòng ngừa tái phát. Nhiều nghiên cứu cho thấy Giảo cổ lam có tác dụng giảm ba chỉ số mỡ xấu, tăng mỡ tốt, giải độc gan. Còn Nần vàng chứa hoạt chất Diosgenin được chứng minh giúp hạ mỡ máu, điều hoà chức năng gan.

Ngày nay, y học hiện đại đã chiết xuất ra tinh chất Bergamot từ cam Địa Trung Hải được coi là “khắc tinh” của mỡ máu. Nhiều nghiên cứu cho thấy cam Bergamot chứa các flavonoids có cấu trúc phân tử giống Statin, giúp ức chế HMG-CoA reductase (enzym chịu trách nhiệm tổng hợp Cholesterol tại gan), hỗ trợ giảm mỡ xấu, tăng mỡ tốt hiệu quả. So với việc sử dụng nhóm thuốc Statin hay các thuốc hạ mỡ máu khác, chiết xuất cam Bergamot an toàn, hạn chế nguy cơ gặp các tác dụng phụ như: Tổn thương gan, đau cơ, yếu cơ, rối loạn tiêu hóa.