314630476-2886277984838089-7304323206693218168-n-1667869100.jpeg
 

“Khi học sinh đến nhà tôi thấy thầy thay bóng điện phải trèo thang vất vả nguy hiểm nên mới nghĩ ra dự án làm dụng cụ thay thế bóng đèn không cần trèo thang” – thầy nói rất tự tin. Tôi nổ luôn là báo cáo với thầy, cái dụng cụ thay bóng đèn trên cao nó đã bán đầy trên thị trường rồi, riêng cái của trường ta đi thi được giải thì có cải tiến là sử dụng mô tơ để xoay bóng đèn. Cái này tôi khẳng định luôn là kĩ thuật khó, phải dân chuyên sâu mới làm được. Lúc này thầy mới thú thật là mọi cái do thầy làm cả, học sinh chỉ “phụ việc”. Nói phụ việc cho đỡ rầy với nhà báo, chứ thực chất là...diễn viên.

Chuyện gần đây, nhân chứng vật chứng ghi âm đủ cả. Nhưng vì tế nhị, tôn trọng nhau và thầy đã thật thà nên tôi không nêu cụ thể. Nhưng qua chuyện này, có thể thấy “kịch bản” chung của rất nhiều dự án KHKT của học sinh là đều được các thầy cô cho rằng xuất phát từ ý tưởng của các em, trong khi thực tế không phải như thế.

Trường hợp dự án của 2 “thần đồng” trường THPT Nghèn cách đây 3 năm gợi nên nhiều băn khoăn, nghi ngờ. Phần mềm “nhập điểm bằng giọng nói SpeechPonit” của hai em Trần Khánh Điệp và em Võ Thị Thùy Dung học sinh lớp 12A1 (trường THPT Nghèn, Can Lộc) năm 2019 được mô tả xuất phát từ ý tưởng của học sinh: “ấp ủ làm được điều gì đó cho các thầy, cô đỡ vất trong việc vào điểm cho học sinh”; “Em Trần Khánh Điệp chia sẻ, khi học tập tại trường, em nhận thấy quá trình vào điểm của các thầy cô giáo mất rất nhiều thời gian và công đoạn, việc vào điểm của các thí sinh trong các kỳ thi cũng có nhiều sai sót”.

Trò thương thầy quá. Xúc động rung rinh thật sự luôn. Nhưng thực tế thì việc vào điểm không phải là việc quá vất vả đối với giáo viên. Công việc soạn bài, chấm bài và “chiến đấu” với những học trò quậy, hư, áp lực từ sổ sách, nhà trường... mới là nỗi ám ảnh của giáo viên.

Về động lực của sự sáng tạo, thông thường xuất phát từ những bức xúc của thực tiễn công việc của bản thân. Phải từ trải nghiệm của bản thân mới có sự am hiểu và bức xúc, từ đó thúc đẩy sáng tạo. Còn hời hợt, không thuộc chuyên môn, không phải cái mình trăn trở bức xúc thường trực thì không thể có kết quả.

Thực tế là 2 “thần đồng” thương thầy cô vất vả vì nhập điểm trực tiếp bằng tay - cho rằng có nhiều sai sót, nhưng lại sáng tạo ra một phương thức khác là phải đọc bằng miệng từng con điểm 1 và cả họ tên học sinh, độ chính xác không thể cao bằng. Miệng đọc mà phần mềm gõ sai thì cũng phải sửa lại bằng tay. Hạn chế nữa là phần mềm này không thể kết nối với hệ thống nhập điểm điện tử của trường mà lại xuất ra file Excel. Về thời gian, công sức không có sự cải thiện, thậm chí chậm, vất vả hơn nhiều. Phần mềm này chỉ hữu ích đối với các giáo viên như thầy...Nguyễn Ngọc Ký, hiện nay không còn tồn tại trong ngành giáo dục.

307952917-526583318967334-1351600018969935063-n-1667875530.jpeg
 

Một chuyên gia tin học cho biết: Phần mềm nhập điểm tưởng đơn giản nhưng vô cùng phức tạp. Để đạt tới sự hoàn thiện được ứng dụng rộng rãi, đòi hỏi trình độ chuyên môn kĩ thuật rất cao và sự am hiểu thực tế, sinh viên giỏi ngành lập trình mà không am hiểu về thực tế cũng khó làm.

“Phần mềm nhập điểm bằng giọng nói làm có tính chất biểu diễn thì được, hoặc người nào làm thì người đó sử dụng, chứ để phát triển cho tất cả giáo viên dùng thì không hề đơn giản” – chuyên gia nói.

Tóm lại, giờ gút lại vấn đề là tại sao một phần mềm được các vị giám khảo cuộc thi Sáng tạo thanh thiếu niên nhi đồng của tỉnh Hà Tĩnh trao giải Nhì; được báo chí ca ngợi lên tận mây xanh mây vàng là CÓ TÍNH ỨNG DỤNG CAO (nhiều lĩnh vực trong thực tiễn như kế toán, văn thư lưu trữ, giáo dục..), hiện nay đang ở đâu, mà các thầy cô vẫn phải nhập điểm bằng tay?

Cũng mạo muội, nhắn với 2 thần đồng, là “đã thương thì thương cho trót”. Sau 5 tháng ròng rã nghiên cứu làm được phần mềm, “mừng rơi nước mắt” thì phải tìm cách phổ biến; chứ không nên nhận giải xong rồi “đem thầy cô bỏ chợ”, cũng tội, mang tiếng cho các thầy các cô.

Cre: Trần Quang Đại