Từ lâu, gừng đã được xem là một thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Theo Đông y, gừng tươi có vị ngọt, cay và có tính ấm, thường được sử dụng để chữa cảm lạnh, làm ấm tỳ vị, sát khuẩn chống viêm, tăng cường tuần hoàn máu và hỗ trợ hệ tiêu hóa cực tốt.
Còn theo Tây y, gừng tươi có rất nhiều các hoạt chất như tinh dầu zingiberen, chất nhựa, chất cay, tinh bột, axit amin, axit nicotinic, protein, thiamin, riboflavin, canxi, phốt pho, sắt…cũng rất có lợi cho sức khỏe con người.
Vì vậy, có thể nói gừng không chỉ là loại gia vị được nhiều người yêu thích mà còn là một vị thuốc quý trong gia đình. Ngay cả việc đơn giản như ngậm một lát gừng vào buổi sáng cũng sẽ giúp bạn cải thiện sức khỏe đáng kể. Ngậm một lát gừng trong khoảng 30 phút, cơ thể sẽ thu được kết quả tuyệt vời dưới đây:
- Kiểm soát ung thư: Một số nghiên cứu cho thấy các phân tử hoạt tính sinh học trong gừng có thể làm chậm sự phát triển của một số bệnh ung thư như ung thư đại trực tràng, dạ dày, buồng trứng, gan, da, vú và tiền liệt tuyến.
- Tốt cho sức khỏe răng miệng: Sức mạnh kháng khuẩn của gừng giúp bạn luôn có hơi thở thơm tho. Ngoài ra, các hợp chất hoạt động trong gừng như gingerols ngăn ngừa sự phát triển của các vi khuẩn trong miệng, giúp hạn chế chế nguyên nhân gây ra các bệnh nguy hiểm về răng miệng như bệnh nha chu, nhiễm trùng nướu nghiêm trọng.
- Phòng chống bệnh tim mạch: Gừng kích thích tuần hoàn máu, kích thích thần kinh tim, giãn mạch, phòng chống hiệu quả bệnh tim mạch.
- Ngủ ngon hơn: Nếu bạn đang gặp các vấn đề về giấc ngủ như ngủ không ngon, mất ngủ kéo dào, hãy ngậm vài lát gừng vào buổi sáng có thể cải thiện tuần hoàn máu, tăng cường trao đổi chất, giảm mệt mỏi về thể chất, cải thiện tình trạng mất ngủ, giúp bạn dễ ngủ. Trái lại vào ban đêm, bạn không nên ăn bởi gừng có tính nóng, sẽ khiến bạn khó chịu và mất ngủ.
- Tốt cho hệ tiêu hóa: Gừng là thực phẩm có tính ấm và vị cay đặc trưng giúp kích thích dạ dày tiết dịch vị, tăng cường nhu động ruột, thúc đẩy tiêu hóa. Ngoài ra, gừng còn giúp điều trị hiệu quả chứng nhiễm lạnh thực phẩm khiến đầy hơi, chướng bụng, buồn nôn, tiêu chảy.
- Phòng sỏi mật: Trong gừng có chứa chất gingerol, giúp giảm sự hình thành sỏi mật.
NHỮNG LƯU Ý KHI DÙNG GỪNG
Dù gừng mang lại nhiều lợi ích khác nhau cho sức khỏe, thế nhưng nếu dùng sai cách, cơ thể của bạn cũng sẽ phải gánh chịu những tác hại khôn lường:
- Không nên ăn nhiều: Tuy gừng rất tốt nhưng nếu ăn nhiều sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe bởi gừng có tính nóng. Nếu ăn nhiều quá có thể gây khô miệng, khát nước, phát nhiệt trong người.
- Người bị bệnh trĩ, xuất huyết không nên ăn gừng: Bởi gừng có tính nóng, có thể làm vỡ các mạch máu bị yếu. Những người có tiền sử rối loạn chảy máu như chảy máu cam, chảy máu tử cung, bệnh trĩ ăn vào sẽ khiến bệnh nặng hơn.
- Không nên ăn gừng vào buổi tối: Buổi tối, dương khí thu lại, âm khí thịnh, ăn gừng lúc này sẽ tổn thương âm khí, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
- Không nên ăn gừng tươi đã bị dập: Gừng tươi bị dập dễ sinh ra một loại chất độc cực mạnh, nó có thể làm biến tính, hoại tử tế bào gan, từ đó dẫn đến bệnh ung thư gan, ung thư thực quản.
- Phụ nữ có thai hạn chế ăn gừng: Trong thời gian mang thai, phụ nữ nên hạn chế ăn gừng vì gừng làm tăng huyết áp gây nguy hiểm cho thai phụ./.