1-1658115650.jpg
Khu di tích Mộ Lang Văn Thiết tại xã Châu Hội, huyện Quỳ Châu, Nghệ An

Đốc binh Lang Văn Thiết (Đốc Thiết) là thủ lĩnh phong trào chống Pháp ở miền núi Nghệ An từ 1886 - 1896. Từ lâu, ông được xem như là một biểu tượng về lòng yêu nước và ý chí chống ngoại xâm bảo vệ bản mường của cộng đồng người Thái ở Nghệ An. Trong tâm thức dân gian, có nhiều câu chuyện được thêu dệt khiến vị anh hùng này trở nên thần kỳ. Cho thấy Đốc Thiết có vai trò quan trọng đối với cư dân địa phương.

2-1658115673.jpg

Lang Văn Thiết sinh năm 1850 tại làng Gia Hội, tổng Đồng Lạc nay là xã châu Hội, huyện Quỳ Châu (Nghệ An). Ông giữ chức đốc binh trong quân đội địa phương. Năm 1886, hưởng ứng hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, Lang Văn Thiết phối hợp cùng nghĩa quân Cầm Bá Thước ở miền Tây Thanh Hóa tổ chức khởi nghĩa chống Pháp. 

Cuộc kháng chiến kéo dài 10 do Đốc Thiết lãnh đạo đã gây nhiều khó khăn cho quân đội Pháp cũng như triều đình Huế. Đến năm 1896, trong một lần bị đánh úp, Lang Văn Thiết bị bao vây và sát hại tại làng Thanh Nga, nay là xã Châu Nga, huyên Quỳ Châu. 

3-1658115695.jpg
Ngôi mộ Đốc binh Lang Văn Thiết

Năm 1998, Di tích Mộ Đốc Thiết tại xã Châu Nga được Bộ Văn Hóa - Thông Tin lúc đó công nhân là Di tích Văn hóa - Lịch sử cấp quốc gia. Về sau, chính quyền địa phương đã cho di dời về ngôi làng nơi ông sinh ra và lớn lên. Đây cũng là nơi ông bị chính quyền đương thời bêu đầu trên một cây táo. Hiện cây táo vẫn còn cạnh ngôi mộ.

4-1658115717.jpg

Đốc Thiết là nhân vật lịch sử quan trọng của Nghệ An. Tên ông đã được đặt cho một con phố tại TP Vinh. Tuy nhiên trong chuyến viếng thăm di tích này vào chiều 16.7.2022, phóng viên Tạp chí điện tử Văn hóa và Phát triển cảm thấy khá bất ngờ vì điểm đến quan trọng này của huyện Quỳ Châu đang trong tình trạng khá nhếch nhác. Cánh cổng đã gỉ stes được buộc bằng một sợi dây thừng. Trong khi xung quanh di tích bị cỏ rác, lác cây xâm lấn. 

5-1658115740.jpg

Trước bia tưởng niệm là một cây sung lớn quả rụng đầy sân, một ao nước tù bốc mùi khó chịu.

Người dân bản Hội 2, xã Châu Hội tiết lộ, Khu di tích thường chỉ được quét dọn và dịp Tết hoặc những ngày trọng đại. Còn nữa vẫn thiếu sự quan tâm của người dân cũng như chính quyền địa phương?

Theo tìm hiểu của phóng viên, trước đây, điểm di tích từng là nơi dã ngoại, tìm hiểu về truyền thống lịch sử cũng như công cuộc đấu tranh gìn giữ bản làng của học sinh địa phương. Di tích cũng được giới thiệu là một trong những điểm tham quan ở huyện miền núi Quỳ Châu.

6-1658115761.jpg
7-1658115769.jpg

Thiết nghĩ, ngành Văn hóa Nghệ An cũng như chính quyền địa phương cần giành sự quan tâm tốt hơn với Di tich lịch sử ý nghĩa này./.