1-1667959592.png
Tối 8/11, do thời tiết không thuận lợi, bầu trời Hà Nội sương mù dày đặc nên phải đến 18 giờ 40 phút, nguyệt toàn phần và "trăng máu" mới xuất hiện ở hướng chính đông. (Nguồn: VOV).
2-1667959599.png
Khoảng 30 phút sau, mặt trăng bắt đầu lộ rõ ra nhưng người dân Hà Nội không thể nhìn thấy mặt trăng có màu đỏ. (Nguồn: VOV)
3-1667959607.png
Đến khoảng 20 giờ, mặt trăng lên cao và có thể quan sát rõ bằng mắt thường. (Nguồn: VOV).
4-1667959615.png
Đây là kỳ nguyệt thực thứ 2 trong năm nay và là kỳ nguyệt thực có thể quan sát từ Việt Nam và một số nước như Australia, New Zealand và châu Mỹ. (Nguồn: VOV)
5-1667959623.png
Hình ảnh được ghi lại tại khu vực hồ Tây lúc 18 giờ 45 phút. Lúc này trăng khuyết song vẫn có thế thấy được hiện tượng nguyệt thực. (Nguồn: Vietnamnet)
6-1667959630.png
Tại TP HCM, thời tiết xấu cũng ảnh hưởng khá nhiều tới việc quan sát nguyệt thực của người dân. Khoảng 19h trăng mới xuất hiện. (Nguồn: Dân trí)
7-1667959638.png
Trước đó, trên bầu trời TP Đà Nẵng, hiện tượng nguyệt thực toàn phần xuất hiện khá sớm do điều kiện thời tiết thuận lợi. Hình ảnh được ghi lại vào thời điểm nguyệt thực đạt cực đại lúc 18h. (Nguồn: Dân trí)
8-1667959645.png
Quan sát từ bờ biển Mỹ Khê, mặt trăng mọc dần lên từ phía cuối đường chân trời. Thấp thoáng phía dưới là bán đảo Sơn Trà với tượng Phật bà Quân Âm được thắp sáng. (Nguồn: Dân trí)
9-1667959655.png
Bức ảnh “Trăng máu” ngày 8/11 được chụp bên ngoài Tử Cấm Thành tại Bắc Kinh (Trung Quốc). (Nguồn: AP)
10-1667959665.png
Hình ảnh Mặt trăng phía sau hải đăng Nobbys tại Australia. Mặt trăng màu đỏ phía sau một lò luyện thép tại Bethlehem, bang Pennsylvania (Mỹ). (Nguồn: shane.blue)
11-1667959674.png
Nguyệt thực toàn phần xảy ra khi quỹ đạo Mặt trời, Trái đất và Mặt trăng thẳng hàng nhau, khiến Mặt trăng bị Trái đất che khuất hoàn toàn. Bức ảnh của nhiếp ảnh gia Steve Novak chụp rạng sáng 8/11 cho thấy. (Nguồn: Lehigh Valley High)
12-1667959683.png
Ảnh chụp nguyệt thực toàn phần từ cầu cảng Sydney (Australia). Geoff Chester, nhà thiên văn học tại Đài Quan sát Hải quân Mỹ cho biết, mỗi năm thường xảy ra 2-4 nguyệt thực. Do màu đỏ của Mặt trăng, nhiều người còn gọi nguyệt thực toàn phần là “Trăng máu”. (Nguồn: AP)
13-1667959691.png
Ảnh chụp từ Port Lincoln (Australia). Theo Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), đây là nguyệt thực toàn phần cuối cùng trong 3 năm tới. Phải đến tháng 3/2025, con người mới có thể tận mắt chiêm ngưỡng lại hiện tượng này. (Nguồn: Matthew Dodd)