1-1735204435.jpg
Nét cổ kính, linh thiêng của đền Cuông ở Diễn Châu, Nghệ An (Ảnh: Sưu tầm)

Đền Cuông Nghệ An nằm trên núi Mộ Dạ, thuộc xã Diễn An, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An, cách thành phố Vinh khoảng 30km về phía Bắc. Đền thờ Thục Phán An Dương Vương. Đây là công trình kiến trúc cổ độc đáo, có quy mô lớn, thu hút nhiều du khách ghé thăm khi du lịch Nghệ An.

1. Lịch sử xây dựng và sự tích đền Cuông Nghệ An

Đền Cuông Nghệ An được cho là đã có từ rất lâu đời. Đến nay, vẫn chưa có tài liệu nào ghi chép chính xác thời điểm khởi dựng ngôi đền. Vào thời nhà Nguyễn, đền Cuông được trùng tu, sửa chữa nhiều lần. Trong đó, lần trùng tu đặc biệt là vào năm Giáp Tý (1864), vua Tự Đức đã ban chiếu chỉ cho xây dựng, sửa chữa ngôi đền với quy mô lớn như ngày nay.

Đền Cuông gắn liền với tên tuổi của vua An Dương Vương và truyền thuyết nỏ thần, cùng mối tình Mị Châu – Trọng Thủy ngang trái.

Tương truyền vào năm 208 TCN, Triệu Đà bất ngờ đem quân tấn công Âu Lạc. Vua An Dương Vương lúc này phải cho quân rút lui về phương Nam. Đến bước đường cùng, vua cùng 50 binh sĩ trung thành đã tuẫn tiết tại Cửa Hiển, phía bắc ngọn núi Mộ Dạ.

Để ghi nhớ công ơn vua An Dương Vương, nhân dân đã lập đền thờ trên núi. Hàng năm, tổ chức lễ hội để tưởng nhớ công ơn của người.

2-1735204500.jpg
Ngày nay, đền Cuông trở thành địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của xứ Nghệ (Ảnh: Sưu tầm)

Vào năm 1995, khi đền được công nhận là Di tích lịch sử văn hóa quốc gia thì vào ngày khai mạc lễ hội đền Cuông, một con hạc lông trắng toát, to lớn như chim đại bàng bất ngờ hạ xuống đậu trên tay người cưỡi ngựa diễu hành trong lễ hội. Chim liên tục vẫy cánh khoe sắc khiến hàng ngàn người tham gia lễ hội ngạc nhiên. Từng dòng người đua nhau kéo về đền Cuông để xem chim hạc và cầu khấn khiến lễ hội năm đó luôn trong tình trạng quá tải. Chim hạc đã chết sau khi lễ hội kết thúc được 1 ngày.

Tại lễ hội đền Cuông Nghệ An năm 1996, tại bờ biển Cửa Hiền phía sau đền Cuông, một con cá voi chết trôi dạt vào bờ. Hạc về, cá voi chết vào đúng dịp lễ hội đền Cuông càng tăng thêm sự huyền bí, linh thiêng của ngôi đền. Ngày nay, nơi đây là một trong những địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, thu hút du khách thập phương đến tham quan, chiêm bái.

Tìm hiểu thêm: Tham quan điểm du lịch tâm linh nổi tiếng xứ Nghệ – đền Ông Hoàng Mười Nghệ An

2. Đền Cuông Diễn Châu Nghệ An có gì?

2.1. Kiến trúc đặc sắc, nghệ thuật của Đền Cuông

Đền Cuông Nghệ An có lối kiến trúc cổ đặc sắc. Về tổng thể, kiến trúc đền được xây dựng theo kiểu chữ “Tam”. Hiện nay, tam quan đền có rễ cây si bu bám chằng chịt càng tạo cho ngôi đền nét cổ kính, linh thiêng.

Tòa trung điện của đền được xây dựng theo kiểu chồng diêm 8 mái. Các tòa khác trong đền xây theo kiến trúc 4 mái với đầu đao cong vút. Tất cả các công trình đều đồ sộ với tường dày, cột to vững chắc, chi tiết, hoa văn được chạm đắp tinh tế toát lên vẻ đẹp tinh tế, thanh thoát. Thượng điện đền Cuông đặt bàn thờ Thục An Dương Vương. Trong khoảng sân hẹp dẫn sang trung điện đặt ban thờ Cao Lỗ – vị tướng giúp vua An Dương Vương chế tác nỏ thần.

3-1735204538.jpg
Cổng tam quan đền được xây dựng theo lối kiến trúc cổ xưa độc đáo (Ảnh: sưu tầm) 

2.2. Lưu giữ nhiều di vật quý

Đền Cuông Nghệ An còn là nơi lưu giữ nhiều di vật quý từ xa xưa để lại như tượng thờ, trống, chiêng, đồ tế khí… Đặc biệt, đền còn có nhiều tư liệu bằng chữ Hán trên các cột, trụ biểu, các bức hoành phi nhắc nhở nhân dân muôn đời luôn ghi nhớ công ơn của Thục phán An Dương Vương.

4-1735204564.jpg
Tượng cổ ở đền Cuông xứ Nghệ (Ảnh: Sưu tầm)

2.3. Cảnh quan linh thiêng, cổ kính

Đền Cuông Nghệ An được xây dựng trên núi Mộ Dạ, ở vị trí vô cùng thông thoáng, giàu chất sử thi. Đứng trên núi, phóng tầm mắt ra xa, sẽ ngắm được cảnh núi non xanh biếc, non nước hữu tình vô cùng đẹp mắt. Theo sách xưa thì Dạ Sơn Linh Tích (Dấu thiêng núi Mộ Dạ) là một trong số 8 cảnh đẹp nổi tiếng của “Đông Yên Nhị Châu” (tức vùng đất thuộc tổng Yên Thành xưa).

Sau núi Mộ Dạ là biển cả mênh mông. Phía Bắc chân núi là cửa biển Tư Hiền. Nơi đây gắn với sự kiện cha con Thục An Dương Vương trên đường chạy giặc lâm vào bước đường cùng, đã được Rùa Vàng hiển linh cứu giúp. Rùa đã rẽ sóng mở đường để vua cha về với biển.

Tục truyền rằng sau khi chém Mị Châu, An Dương Vương đã phi ngựa lên núi Mộ Dạ. Tại đây, vua đã cởi mũ, áo bào, cởi cờ, tháo kiếm và yên ngựa tung ra bốn phía. Tất cả những thứ đó đã biến thành những ngọn núi mang hình cái mũ, cái kiếm, chiếc vành khăn… Không những thế, tại nơi vua giẫm mạnh chân xuống còn để lại một vết chân. Một thời gian sau, chỗ ấy nổi lên phiến đá có hình bàn cờ tướng.

5-1735204615.jpg
hững ngọn núi đá gắn liền với câu chuyện vua An Dương Vương cởi bỏ mũ, áo… trước khi về với biển (Ảnh: Sưu tầm)

2.4. Xác ướp chim hạc trắng trưng bày trong hạ điện

Sự kiện chim hạc xuất hiện vào ngày lễ hội đền Cuông năm 1995 đến nay vẫn còn được nhiều người kể lại. Sau khi chim chết, xác chim được đưa ra Hà Nội để ướp và sau đó đưa về đền Cuông Nghệ An để trưng bày. Ngày nay, đến thăm đền Cuông Diễn Châu Nghệ An, du khách sẽ được tận mắt chiêm ngưỡng xác con hạc trắng để trong tủ kính đặt ngay tại khu vực hạ điện đền Cuông.

6-1735204653.jpg
Xác chim hạc trắng được trưng bày tại đền Cuông (Ảnh: Sưu tầm)

3. Tìm hiểu lễ hội đền Cuông ở Nghệ An

Lễ hội Đền Cuông Nghệ An diễn ra vào các ngày 14, 15,16 tháng Hai (Âm lịch) hằng năm. Vào dịp này, người dân Diễn Châu và du khách khắp nơi trên cả nước tụ tập về đền để tham gia lễ hội, cầu phúc cầu tài. Đây còn là dịp để nhiều người nhớ về đoạn kết của câu chuyện Loa Thành, ghi nhớ và chiêm nghiệm về nhiều điều…

3.1. Phần lễ

Phần lễ đền Cuông thường diễn ra chủ yếu vào ngày 14 đến ngày 15 tháng Hai (Âm Lịch). Theo tục lệ, chiều ngày 14 sẽ là khoảng thời gian diễn ra Lễ yết cáo tạ ơn Thục An Dương Vương và trời đất. Đêm ngày 14 sẽ diễn ra Lễ yến vị. Đây là phần lễ mang đậm màu sắc tâm linh, đồng thời thể hiện rõ nét văn hóa ẩm thực của cả vùng Diễn Châu, Nghệ An.

Sáng ngày 15 diễn ra hoạt động rước kiệu từ đình Xuân Ái (Diễn An), nhà thờ họ Cao (Diễn Thọ) đến Đền Cuông. Hoạt động này diễn ra rất sôi động. Đây cũng là phần khá quan trọng của lễ hội Đền Cuông, thu hút sự chú ý của mọi người. Phần Lễ tạ sẽ diễn ra vào chiều ngày 15.

7-1735204693.jpg
Lễ hội Đền Cuông Nghệ An được tổ chức vào ngày 14 – 16 tháng Hai, Âm lịch hằng năm (Ảnh: sưu tầm)

3.2. Phần hội

Sau phần lễ sẽ là phần hội diễn ra từ ngày 15 đến hết ngày 16/02 (Âm lịch). Phần hội có nhiều hoạt động văn hóa dân gian hấp dẫn như: đánh đu, chọi gà, cờ người, đấu vật… Bên cạnh đó là các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể thao như thi nét đẹp Đền Cuông, hát chầu văn, thi kéo co, chọi gà, leo núi…

8-1735204721.jpg
Đông đảo người dân khắp nơi đổ về tham gia lễ hội đền Cuông Nghệ An (Ảnh: Sưu tầm)

Mách bạn: Nghệ An có gì? Top 19 địa điểm “níu chân” du khách gần xa

4. Các địa điểm tham quan gần đền Cuông Diễn Châu

Đến thăm đền Cuông Nghệ An, để tiết kiệm thời gian, chi phí di chuyển, du khách có thể kết hợp tham quan đền cùng một số địa điểm du lịch gần đó như:

Biển Diễn Thành: Cách đền Cuông khoảng 6,8km, biển Diễn Thành khoác lên mình vẻ đẹp hoang sơ, bình dị của xứ Nghệ. Biển có bãi tắm khá rộng, cát thoai thoải, sóng êm nhẹ thích hợp để tắm biển, dạo mát ngắm bình minh, hoàng hôn…

Bãi Lữ: Nằm cách đền Cuông khoảng 8,5km, bãi Lữ tựa như một “vầng trăng khuyết” nằm ẩn mình giữa núi rừng và biển cả mênh mông. Biển Bãi Lữ rộng mênh mông, xung quanh là những hàng thông xanh mướt và những ngọn núi cao. Những con sóng xô vào vách đá, tung bọt trắng tạo nên vẻ đẹp nên thơ.
Chùa Cổ Am: Cách đền Cuông khoảng 13km, chùa Cổ Am nổi tiếng là địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng của vùng Diễn Châu. Chùa còn là chứng nhân của nhiều giai đoạn lịch sử thăng trầm, biến đổi của xứ Nghệ nói riêng, nước Việt nói chung. Chùa có cảnh quan đẹp, yên bình, thanh tịnh thích hợp để du khách, Phật tử tìm đến tham quan, chiêm bái.

9-1735204781.jpg
Vẻ đẹp hoang sơ, thơ mộng của bãi Lữ, Nghệ An (Ảnh: Sưu tầm)

Ngày nay, đền Cuông Nghệ An trở thành địa điểm du lịch nổi tiếng xứ Nghệ. Du khách đặt chân đến Nghệ An, thường tìm về đến để khấn bái, bày tỏ lòng biết ơn đối với vua An Dương Vương – người đã có công xây dựng và đánh đuổi giặc ngoại xâm, bảo vệ đất nước. Lịch sử đã đi qua, nhưng những câu chuyện truyền thuyết vẫn được truyền tai nhau từ đời này qua đời khác. Ngôi đền linh thiêng vẫn đứng đó, trường tồn cùng thời gian và sự phát triển, đổi thay của mảnh đất Diễn Châu, Nghệ An.

Không chỉ níu chân du khách bởi nhiều địa điểm du lịch tâm linh nổi tiếng, Nghệ An còn thu hút du khách trong và ngoài nước bởi nhiều cảnh đẹp nên thơ, ẩm thực đa dạng và nhiều khu vui chơi hấp dẫn. Trong đó không thể không kể đến thiên đường vui chơi giải trí mới tại Nghệ An – VinWonders Cửa Hội.

VinWonders Cửa Hội được xây dựng với quy mô rộng lớn, hứa hẹn đáp ứng mọi nhu cầu vui chơi, giải trí, mua sắm, ẩm thực của du khách, mang đến cho du khách nhiều trải nghiệm thú vị. Đến đây, du khách sẽ được thử cảm giác ngồi cáp treo vượt biển đầu tiên và duy nhất tại Bắc Trung Bộ, vui chơi thỏa thích 68 hạng mục tại công viên hội chợ Phù hoa, chinh phục những cụm trò chơi nước thú vị hay hòa mình vào những lễ hội rực rỡ suốt 4 mùa…

10-1735204815.png
Cáp treo vượt biển đầu tiên và duy nhất tại Bắc Trung Bộ Việt Nam