Trẻ sơ sinh thường bị tưa lưỡi do nhiễm một loại nấm có tên là candida, hoặc tên khác là nấm miệng. Vậy, triệu chứng tưa lưỡi có biểu hiện như thế nào, cha mẹ cần nắm rõ để kịp thời điều trị cho con.
Tưa lưỡi (hay còn gọi là nấm lưỡi hoặc nấm miệng) là tình trạng niêm mạc miệng, lưỡi và họng, thực quản bị nấm candida xâm nhiễm. Bệnh biểu hiện bằng những mảng bợn trắng bám dai và chắc trên bề mặt miệng, lưỡi. Nấm miệng thường xảy ra trên cơ địa những bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch, đồng mắc nhiều bệnh nội khoa hoặc có sử dụng lâu thuốc corticosteroid. Bệnh làm giảm khả năng ngon miệng, khó khăn khi nhai nuốt thức ăn và gây sụt cân, suy nhược cơ thể.
Dấu hiệu tưa lưỡi thường gặp
Tổn thương màu trắng kem trên lưỡi, niêm mạc má, đôi khi trên vòm miệng, nướu răng và amidan;
Tổn thương nổi lên trong miệng có hình dáng giống miếng pho mát;
Đỏ hoặc đau nhức trong miệng, gây khó khăn khi ăn hoặc nuốt;
Tổn thương nổi lên màu trắng kem trên lưỡi là dấu hiệu thường gặp ở trẻ tưa lưỡi.
Chảy máu nhẹ nếu nơi nhiễm bị cọ xát hoặc cào;
Khóe miệng nứt và đỏ (đặc biệt là ở những người đeo răng giả);
Cảm giác như có bông trong miệng;
Mất vị giác.
Trong trường hợp nặng, các tổn thương có thể lan xuống thực quản – một ống cơ dài nối giữa họng và dạ dày (nấm thực quản). Nếu điều này xảy ra, bạn có thể gặp khó khăn trong việc nuốt hoặc cảm thấy thức ăn như đang bị mắc kẹt trong cổ họng.
Ban đầu, bạn có thể không nhận thấy triệu chứng của nấm miệng. Tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh, các dấu hiệu và triệu chứng có thể phát triển từ từ hay đột ngột, kéo dài trong nhiều ngày, nhiều tuần hoặc nhiều tháng.
Ngoài những tổn thương miệng màu trắng đặc biệt, Trẻ sơ sinh có thể gặp khó khăn khi ăn, dễ kích động và cáu kỉnh. Bé có thể truyền bệnh cho mẹ trong quá trình cho bú. Sau đó, nhiễm trùng có thể lây nhiễm qua lại giữa ngực của mẹ và miệng của bé. Phụ nữ có ngực bị nhiễm nấm candida có thể gặp các dấu hiệu và triệu chứng:
Núm vú có màu đỏ bất thường, nứt hoặc ngứa;
Bong da hoặc bong tróc trên phần sẫm màu hơn, diện tích hình tròn xung quanh núm vú (núm vú);
Đau bất thường trong quá trình cho con bú hoặc đau núm vú giữa các lần bé bú;
Đau như dao đâm sâu bên trong vú.
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên, hãy đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám, điều trị kịp thời.
Chăm sóc trẻ khi bị tưa lưỡi
Nếu bé đã bước vào tuổi ăn dặm, bạn nên cho bé dùng những loại thức ăn mềm, dạng lỏng để miệng bé không bị đau rát. Trong quá trình mang bệnh, bạn không nên để bé tiếp xúc với các bé khác để tránh nguy cơ lây nhiễm.
Bạn nên vệ sinh miệng cho bé hàng ngày. Với bé bú bình, bạn có thể cho bé uống 1-2 thìa nước sôi để nguội sau khi bú và dùng miếng gạc nhỏ, nhúng nước muối loãng pha ấm, lau nhẹ lưỡi, lợi cho bé. Bạn nên bế bé đứng hoặc ngồi (tránh tư thế nằm) và tránh tác động sâu vào vùng đáy lưỡi vì có thể kích thích các cơ ở họng, khiến bé bị nôn trớ. Với bé bú mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu, bạn không nhất thiết phải cho bé uống thêm nước đun sôi để nguội sau khi bú.
Vệ sinh khoang mệng bằng nước muối cho trẻ.
Bé trên 1 tuổi, bạn có thể sử dụng mật ong vệ sinh miệng, họng cho bé. Bởi vì nồng độ đường tự nhiên trong mật ong được coi như chất sát khuẩn tốt. Ngoài ra, bạn cũng nên vệ sinh bầu vú, bình đựng sữa trước và sau khi bé bú để tránh nguy cơ nhiễm khuẩn.
Những trẻ bị tưa lưỡi thích hợp ăn các loại hoa quả có tính lạnh, như lê, dưa hấu, chuối, xoài… và không nên để bé ăn nhiều trái vải, vì vải nóng, ăn nhiều chỉ khiến cơ thể bé thêm bực bội, khó chịu.
Lưu ý khi điều trị tưa lưỡi cho trẻ:
Bạn không nên dùng dụng cụ đánh tưa lưỡi cho bé thường xuyên, chỉ nên vệ sinh miệng cho bé một cách nhẹ nhàng nhất.
Có nhiều người do chưa hiểu rõ về tưa lưỡi muốn tìm mọi cách để cạo sạch đi những đốm trắng này cho bé, nhưng điều này là vô ích và sẽ khiến bé bị chảy máu lưỡi. Ngoài ra, nếu dùng gạc hoặc khăn xô chà xát mạnh, có thể gây tổn thương niêm mạc lưỡi bé.