Bệnh tay chân miệng ở trẻ em rất phổ biến, dễ bùng phát thành dịch, gây lây lan nếu không được nhận biết sớm, chữa trị kịp thời.
 
Bệnh tay chân miệng là dạng bệnh lây nhiễm, thường gặp ở trẻ em, đặc biệt với các bé từ 10 trở xuống.
 
Hiểu rõ về bệnh tay chân miệng
 
Bệnh do enterovirus với nhiều loại như coxsackievirus, echovirus... gây ra với hai thể:
 
Do virus coxsackievirus A16 gây ra, dạng bệnh ở thể nhẹ, có thể tự động khỏi từ 7- 10 ngày mà không cần điều trị.
 
Do virus Enterovirus 71 (EV71) gây ra là dạng bệnh thể nặng, rất nguy hiểm nếu không chữa trị kịp thời rất dễ dẫn đến tử vong. Loại bệnh này rất dễ gây ra biến chứng như các vấn đề về thần kinh, viêm màng mão, viêm não, ảnh hưởng hệ hô hấp.
 
Triệu chứng của bệnh tay chân miệng ở trẻ
 
Bệnh tay chân miệng ở trẻ được chia làm 2 loại, đó là loại bệnh nặng và bệnh nhẹ. Giữa hai loại bệnh này cũng có sự khác nhau cơ bản về các dấu hiệu, triệu chứng
 
Bệnh tay chân miệng ở thể nhẹ
 
Trẻ bị sốt nhẹ, sốt cao nhưng dễ hạ. Nếu sốt cao mà không hạ thì nên coi đó là dấu hiệu của bệnh nặng.
 
Tổn thương da: Những vết rát đỏ, mụn nước ở các vị trí đặc biệt như họng, miệng, lòng bàn tay, bàn chân, đầu gối,…


 
Vết mụn nước nổi xung quanh miệng, bàn tày, chân là triệu chứng của tay chân miệng
 
Một số trẻ thường có hiện tượng chán ăn, bỏ ăn, nôn, tăng tiết nước bọt, bị tiêu chảy và quấy khóc nhiều.
 
Các dấu hiệu trên được gọi là bệnh chân tay miệng ở cấp độ 1. Khi phát hiện bất cứ dấu hiệu nào như trên, bố mẹ nên đưa trẻ đi gặp bác sĩ để được chẩn đoán và xử lý kịp thời.
 
Bệnh tay chân miệng ở thể nặng
 
Nguyên nhân gây ra bệnh ở thể nặng là do virus Enterovirus 71 (EV71) gây ra.
 
Thể này rất nghuy hiểm nếu không chữa trị được kịp thời. Các triệu chứng của thể nặng thường biểu hiện như sau:
 
Trẻ sốt cao trên 38, 5 độ, kéo dài quá 48 ngày không hạ dù đã cho trẻ uống paracetamol. Lúc này quá trình đáp ứng viêm phát triển rất mạnh trong cơ thể gây nên nhiễm độc thần kinh, cần phải sử dụng thuốc liều cao để hạ sốt và đặc trị.
 
Trẻ hay quấy khóc dai dẳng, kéo dài.
 
Một số trường hợp trẻ quấy khóc cả đêm, cứ 15 - 20 phút lại tỉnh giấc và quấy khóc. Do đó, bố mẹ cần chú ý, đây không phải là phản ứng do bé bị sốt mà là do tình trạng nhiễm độc thần kinh ở giai đoạn sớm.
 
Trẻ giật mình, đây là biểu hiện của nhiễm độc thần kinh. Những biểu hiện này thường xảy ra cả khi trẻ đang chơi. Tình trạng này xuất hiện với tần suất tăng theo thời gian hay không.
 
Bệnh tay chân miệng ở trẻ nhỏ do EV71 gây nên rất nguy hiểm, khi thấy có những biểu hiện trên các bố mẹ cần lập tức đưa trẻ tới bệnh viện để được bác sĩ chẩn đoán và đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.
 
Nhận biết mức độ của bệnh tay chân miệng qua các giai đoạn
 
Thời kỳ ủ bệnh, thường kéo dài từ 3-7 ngày.
 
Ở giai đoạn khởi phát: Sẽ từ 1-2 ngày, bao gồm các triệu chứng như sốt nhẹ, mệt mỏi, đau họng, biếng ăn, tiêu chảy vài lần trong ngày.
 
Khi sang giai đoạn toàn phát, kéo dài từ 3-10 ngày. Bao gồm các triệu chứng điển hình của bệnh như: loét miệng, vết loét đỏ hay phỏng nước đường kính 2-3 mm ở niêm mạc miệng, lợi, lưỡi, gây đau miệng, bỏ ăn, bỏ bú, tăng tiết nước bọt.
 
Phát ban dạng phỏng nước:
 
Xuất hiện ở lòng bàn tay, bàn chân, gối, mông; tồn tại trong thời gian ngắn (dưới 7 ngày) sau đó có thể để lại vết thâm, rất hiếm khi loét hay bội nhiễm.
 
Trẻ sốt nhẹ, nôn. Khi thấy trẻ sốt cao và nôn nhiều dễ có nguy cơ biến chứng. Biến chứng thần kinh, tim mạch, hô hấp thường xuất hiện sớm từ ngày 2 đến ngày 5 của bệnh.
 
Đến giai đoạn lui bệnh, thường từ 3-5 ngày sau. Trẻ phục hồi hoàn toàn nên không có biến chứng.
 
Bệnh tay chân miệng có nguy hiểm không?
 
Bệnh chân tay miệng có nhiều biểu hiện khác nhau, nếu không phát hiện kịp thời sẽ gây biến chứng nghiêm trọng, đặc biệt với bệnh do EV71 gây nên.
 
Theo chuyên gia, bệnh tay chân miệng có thể có các biến chứng như: Biến chứng thần kinh: Viêm não, viêm thân não, viêm não tủy, viêm màng não; Rung giật cơ, giật mình chới với: từng cơn ngắn 1-2 giây, chủ yếu ở tay và chân, dễ xuất hiện khi bắt đầu giấc ngủ hay khi cho trẻ nằm ngửa; Ngủ gà, bứt rứt, chới với, đi loạng choạng, run chi, mắt nhìn ngược; Rung giật nhãn cầu;Co giật, hôn mê là dấu hiệu nặng, thường đi kèm với suy hô hấp, tuần hoàn; Biến chứng tim mạch, hô hấp: Viêm cơ tim, phù phổi cấp, tăng huyết áp, suy tim, trụy mạch,..
 
Chú ý: Bệnh tay chân miệng khác với bệnh thủy đậu
 
Nhiều bố mẹ rất hay nhầm lẫn giữa hai bệnh này, dẫn đến chậm trễ trong việc điều trị cho con gây nên những biến chứng khó lường. Thực tế, hai loại bệnh này sẽ có những đặc điểm riêng như sau:
 
Bệnh thủy đậu, thời gian mắc bệnh thường vào thời tiết mùa xuân hàng năm.
 
Trong khi đó, bệnh tay chân miệng thường mắc vào giai đoạn từ tháng 3 - 5 và tháng 9 -11.
 
Độ tuổi mắc bệnh: Thủy đậu chủ yếu gặp ở trẻ em tuổi từ 1 - 14 tuổi, trong đó lứa 2 - 8 tuổi là hay gặp nhất. Còn bệnh tay chân miệng hay gặp ở trẻ trên 5 tuổi.
 
Con đường lây nhiễm: Cả hai bệnh đều lây trực tiếp, tuy nhiên bệnh tay chân miệng do virus gây nên.
 
Các nốt phồng trên da: Bệnh thủy đậu chia thành nhiều giai đoạn, có thể là ban đỏ, phồng, mụn nước trong, phỏng đục, mọc xen kẽ nhau. 
 
Thường thì ban đỏ sẽ xuất hiện ở thân, sau đó lan toàn thân và tay chân, đầu, mặt, gây ngứa ngáy, khó chịu.
 
Cũng có ban đỏ, mụn nước hình bầu dục, mọc ở lòng bàn tay, bàn chân, khuỷu tay, đầu gối, mông, bỏng nước có thể mọc ở miệng, họng làm loét miệng khiến bé tăng tiết bọt gây nên tình trạng sợ ăn, bỏ ăn nhưng bệnh tay chân miệng không gây ngứa.
 
Cách chữa trị bệnh tay chân miệng ở trẻ
 
Khi con bị bệnh tay chân miệng, dù ở thể nặng hay thể nhẹ cũng cần phải được chỉ dẫn chữa trị bởi bác sĩ chuyên khoa. Bố mẹ không nên tự ý mua thuốc chữa trị cho trẻ. Thể nhẹ có thể cho trẻ điều trị tại nhà, tuân thủ theo chỉ định của bác sĩ.
 
Hiện nay, bệnh tay chân miệng không có thuốc đặc trị. Bố mẹ có thể cho trẻ uống thuốc paracetamol hoặc ibuprofen để giúp giảm đau miệng hoặc cổ. Thuốc bổ trợ trong điều trị được bác sĩ chỉ định.


 
Bố mẹ thường xuyên vệ sinh sạch sẽ tay chân cho tẻ bằng xà phòng
 
Cùng với đó, bố mẹ có thể dùng dung dịch muối 0,9%, Kamistad để sát trùng miệng cho trẻ và dùng dung dịch Betadin để bôi tổn thương ngoài da.
 
Bổ sung nước hằng ngày cho trẻ, tránh mất nước và cho trẻ ăn các loại thức ăn mềm, dễ tiêu như súp, cháo.
 
Lưu ý: Mọi loại thuốc đều phải được bác sĩ chỉ định, bố mẹ không tự ý mua thuốc bôi ngoài có thể khiến bệnh trở nên trầm trọng hơn. Không áp dụng bất cứ một loại thuốc bôi hay một bài thuốc dân gian nào chữa trị cho trẻ khi không được chỉ định bởi bác sĩ.